Trang chủ » Muốn con tự lập, bố mẹ phải bắt đầu từ đâu? – FPT

Muốn con tự lập, bố mẹ phải bắt đầu từ đâu? – FPT

Ngày 05/12/2019  |  138 lượt xem

Cuộc sống tự lập chưa bao giờ là dễ dàng với những bạn nhỏ tầm 13 – 15 tuổi, những đứa trẻ còn đang trong vòng tay bao bọc của bố mẹ. Chắc hẳn, mỗi phụ huynh khi có con đến độ tuổi này đã bắt đầu đau đáu nỗi lo “Làm sao để con mình có thể tự lập từ những việc cơ bản và nên bắt đầu từ đâu”. Bài viết này sẽ gợi ý một số cách để con có thể trang bị thêm kỹ năng sống khi xa nhà.

Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trước tiên

Bước đầu tiên của việc tự lập đó là tạo cho con cách sống tự lập dựa vào chính đôi bàn tay của mình. Với sự phát triển của thời đại ngày nay, buộc con phải chạy theo và thích ứng. Việc dạy con những kỹ năng cơ bản là rất cần thiết:

  1. Kỹ năng Học tập
  2. Sức khoẻ và Giá trị sống
  3. Nhận thức bản thân
  4. Kỹ năng Thuyết trình
  5. Kỹ năng Hợp tác và Làm việc nhóm
  6. Tư duy phản biện
  7. Tư duy sáng tạo
  8. Quản lý cảm xúc
  9. Đọc hiểu truyền thông

Đi dần từ những bước cơ bản này, vô hình, con sẽ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Nhiều phụ huynh đến nay vẫn nghĩ rằng “Con còn bé” nên quá bao bọc. Nhưng không ngờ rằng điều đó lại tạo lớp vỏ bọc cho con và điều ấy chỉ có thể nhận ra khi con trong một tập thể đồng trang lứa, chỉ bám chặt lấy mẹ.

Với mục tiêu đào tạo và phát triển học sinh toàn diện,  Trường THPT FPT đã xây dựng và triển khai Chương trình Phát triển cá nhân (PDP – Personal Development Program), tạo điều kiện cho các bạn học sinh phát triển hài hòa, không chỉ biết duy nhất việc học văn hoá, mà còn có cuộc sống tinh thần phong phú, có thể chất và ý chí, có đạo đức và trách nhiệm xã hội. Chương trình PDP tại FPT School luôn luôn ưu tiên việc phát triển các kỹ năng mềm trong quá trình học tập và được triển khai một cách toàn diện qua các môn học. Qua những cách triển khai phong phú như: làm việc nhóm, đóng kịch, kể chuyện, tạo trò chơi, dự án và trải nghiệm,… sẽ giúp các con hứng thú và tiếp thu một cách dễ dàng

Biến việc học trở nên thú vị hơn bằng cách cho các bạn đóng kịch, hóa thân vào nhân vật

Bước 2: Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức

Các bạn học sinh độ tuổi 13 – 15 rất nhạy cảm trong việc bắt chước người lớn. Vì vậy mà mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bạn ấy ghi nhận lại một cách âm thầm lặng lẽ và sẽ bắt chước làm theo, lâu dần tạo thành thói quen khó sửa. Nhiều phụ huynh luôn bắt con “phải sạch thế này, phải gọn gàng thế kia”, nhưng bản thân phụ huynh chưa làm đúng theo đúng như những gì họ muốn con thực hiện.

Việc tạo cho con một môi trường sinh hoạt có tính tổ chức là vô cùng cần thiết. Hãy tạo cho con những thói quen cơ bản như việc dậy đúng giờ, biết gấp chăn màn khi thức dậy, biết chủ động xắn tay áo cùng dọn dẹp với bố mẹ, sắp xếp thời gian cá nhân… Đó là những điều cơ bản con cần biết khi xa vòng tay của bố mẹ.

Nhiều gia đình định hướng cho con đi du học, hay tránh việc bỡ ngỡ khi xa nhà một mình nên đã tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức cho các bạn bằng môi trường nội trú THPT FPT. Tạo cho con một môi trường có tính tổ chức không phải điều dễ dàng khi phụ huynh quá bận rộn, vậy hãy để con tự tìm cách tạo môi trường cho chúng qua một cộng đồng học sinh đồng trang lứa và ganh đua nhau thực hiện nề nếp mỗi ngày bằng những hoạt động cơ bản như: Dọn phòng, xếp ghế khi đứng dậy sau khi ăn, xếp hàng khi mua đồ,…

Việc xếp hàng mua đồ ăn đã trở thành truyền thống và ăn sâu vào ý thức mỗi học sinh THPT FPT. Nhiều bạn còn tỏ ra khó chịu khi thấy nhiều người không ý thức

Chị Nguyễn Thùy Dương (Phụ huynh học sinh Chu Đình Việt lớp 12A6) chia sẻ: “Gia đình mình đã có một thời gian rất dài để đấu tranh việc có nên cho con đi học xa nhà hay không. Sau khi đến tìm hiểu trường, bố mẹ cũng “đánh liều”. Và sau một tuần trở về nhà, gia đình đã rất ngạc nhiên khi anh ấy rất tự giác về những công việc cho bản thân con. Như việc dậy sớm đi chơi thể thao mà không cần bố mẹ giục, biết gập chăn màn – điều mà con rất ghét, hay việc chủ động vệ sinh cá nhân và sắp xếp thời gian học tập – đi chơi sao cho hợp lý. Sau 2 năm thì bạn ấy đã có những thói quen rất tốt, mình và gia đình rất mừng và yên tâm về cuộc sống du học của con sau này!”

Bước 3: Phân công công việc cho mỗi người

Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Nếu giao việc vừa sức cho con cùng những lời động viên, con sẽ vô cùng hãnh diện khi được công nhận công sức, và thấy mình như một người lao động chân chính.

Không những làm theo mệnh lệnh, hãy để con chủ động lên ý tưởng và thử tạo một buổi tổng vệ sinh, con sẽ là người phân chia công việc. Điều này không chỉ giúp bạn ấy có cái nhìn tổng quan, biết phân chia công việc hợp lý mà còn tạo một nền tảng quản lý, biết nhìn nhận và sắp xếp sự việc. Tại THPT FPT, việc phân công công việc là câu chuyện thường nhật mỗi ngày khi các bạn ở trong một tập thể. Từ cộng đồng nhỏ nhất là phòng ở, các bạn ấy cũng phải phân công dọn phòng và dọn nhà vệ sinh mỗi ngày. Nhiều bạn còn cố thể hiện năng lực của mình để chiếm vai trò Trưởng phòng, Phó phòng. Qua đó, con sẽ biết phân chia công việc hợp lý cho năng lực và thời gian mỗi người, chủ động trong công việc cá nhân để hoàn thành việc công việc chung của cả phòng.

Nhiều “cậu ấm cô chiêu” chưa một lần phải động tay vào việc nhà, nhưng khi tại ngôi nhà FSchool thì thuần thục và còn biết phân chia công việc hợp lý cho các bạn

Hay thậm chí tại các Câu Lạc Bộ, lớp học,… các bạn ấy luôn có những đội nhóm, vì vậy, việc thể hiện năng lực bản thân sẽ trở thành bản năng và dần tôi luyện bạn thành người thủ lĩnh.

Bước 4: Khuyến khích con lao động

Lao động mang đến cho con người cảm giác được giải phóng năng lượng, gặt hái niềm vui khi được đền đáp xứng đáng. Ví dụ: khi con còn bé, bạn luôn tạo cho con động lực để làm việc bằng những phần thưởng, con sẽ hăng hái và hoàn thành điều đó rất nhanh để nhận món quà từ mẹ. Nhưng việc này nhiều phụ huynh không kiên nhẫn thực hiện lâu dài, thậm chí còn tâm niệm rằng: Con lớn rồi thì phải hoàn thành nó!

Không có việc nào làm mà không cần động lực! Hãy tạo cho con môi trường để con tự vùng vẫy, tự biết làm mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Ví dụ, THPT FPT có Câu lạc bộ F-Event do các bạn học sinh gây dựng. Đây là CLB chuyên tổ chức sự kiện, tạo cơ hội cho các bạn học sinh được trau dồi kỹ năng mềm rất nhiều. Mỗi năm, CLB F-Event chỉ có duy nhất một đợt mở đơn đăng ký tuyển thành viên, nếu học sinh nào thực sự muốn tham gia, chúng sẽ tự tìm cách đăng ký, đi phỏng vấn, thực hiện thử thách, hy sinh thời gian và công sức của mình để được vào CLB. Bởi các bạn ấy đang có niềm động lực khi vào CLB đó là: Được quen thêm nhiều bạn mới, Học cách làm sự kiện, Có thêm một gia đình mới khi thấy anh chị thân thiết với nhau, thậm chí, còn được gặp người nổi tiếng và đi đối ngoại nhiều… Đó là điều bắt buộc khi con thực sự mong muốn điều gì đó, hãy để con tự tạo động lực, lúc đó chúng sẽ tự biết cách nắm lấy.

 

Hình ảnh một bạn học sinh phải trình diễn trước BGK về khả năng diễn xuất của mình để tham dự Đêm sự kiện Halloween

BGK là những thầy cô phòng Phát triển cá nhân PDP và các anh chị học sinh có nhiều kinh nghiệm

Khi con tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và hãnh diện vì bản thân làm được những điều , cha mẹ cũng không cần quá nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu con như ngày bé. Ngoài những điều đó, con có những kỹ năng sống này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh. Hãy tạo một môi trường cho con tự trải nghiệm thay vì công thức “Con phải…” để các bận ấy có thể phát huy hết năng lực bản thân.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.