Trang chủ » Những điều ba mẹ cần biết về tâm lý tuổi mới lớn

Những điều ba mẹ cần biết về tâm lý tuổi mới lớn

Ngày 25/06/2023  |  673 lượt xem

Tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên hay còn gọi là “tuổi mới lớn” không dễ nắm bắt như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Ở độ tuổi này,  ý thức và nhân cách của các bạn đang được phát triển mạnh mẽ, dần định hình độc lập tính cách, lối sống và suy nghĩ có cái “tôi” cao. Thời điểm này các bạn đang thay đổi tâm lý, chuyển giao lối suy nghĩ của trẻ em sang thiếu niên, mọi thứ sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Nếu phụ huynh không biết cách giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì mà ngược lại áp dụng lối hành xử áp đặt, chuyên chế,… có thể khiến trẻ mất kiểm soát và mắc bệnh tâm lý. Tại đây, trường THPT FPT Cần Thơ sẽ cung cấp cho quý phụ huynh những thông tin cần thiết về tâm lý của các bạn trẻ nhé!

1. Những dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở trẻ dậy thì

Khủng hoảng tâm lý trong độ tuổi dậy thì là tình trạng xảy ra phổ biến đối với trẻ do các hormone nam và nữ ở thời kỳ này phát triển nhanh tạo ra những thay đổi về cơ thể, tinh thần. Sự thay đổi này khiến cho trẻ dễ trở nên căng thẳng hơn.

1.1 Cảm xúc thay đổi bất thường

Những trẻ trong khoảng thời gian dậy thì thường có các triệu chứng buồn bã, dễ cáu gắt khi gặp bất kỳ vấn đề nào. Và ở độ tuổi này thì các con thường dễ vui nhưng lại có thể chuyển sang cảm xúc ức chế, buồn bực một cách bất thường. Tâm lý của trẻ đang dậy thì rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những lời nói hoặc hành động của gia đình, bạn bè, thầy cô,…

tam-ly-tuoi-moi-lon-3

1.2 Thay đổi thói quen ăn uống

Vào độ tuổi dậy thì, các em cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng quá trình phát triển cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trẻ rơi vào tình trạng bị ám ảnh về ngoại hình của mình và lo sợ bạn bè trêu, vì thế chúng thường không muốn ăn hoặc ăn rất ít so với ngày thường. Ngược lại có một số trẻ lại ăn uống một cách mất kiểm soát lại dẫn đến tình trạng thừa cân. Những trường hợp này đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ đang dậy thì và chính vì thế bố mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con trong thời gian này. 

1.3 Cảm thấy không hài lòng về bản thân

Quá trình dậy thì là thời điểm phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Những thay đổi về cơ thể như nữ có ngực, nam có râu, chiều cao tăng lên,… khiến trẻ cảm thấy khác biệt so với các bạn hoặc bị các bạn khác trêu chọc. Từ đó xuất hiện cảm giác tự ti, ngại tiếp xúc và dần rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. 

1.4 Dễ nóng giận, cãi vã và nổi loạn

Tâm trạng ảnh hưởng một cách lâu dài và trầm trọng đến cuộc sống của con theo cách: con thường xuyên gây hấn với mọi người, cãi vã và khủng hoảng trong nhiều mối quan hệ. Mọi chủ đề đều trở nên nhạy cảm hơn, con trẻ sẽ suy nghĩ nhiều và sâu xa hơn sự vô tư khi còn bé. Phụ huynh cần lưu ý sử dụng ngôn ngữ khi giáo dục con khiến con không cảm thấy bị xúc phạm.

2. Những căn bệnh tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên thường gặp

2.1 Rối loạn lo âu

Ước tính có đến 3,6% trẻ đang ở trong độ tuổi từ 10 đến 14 và 4,6% trẻ đang độ ở trong độ tuổi từ 15 đến 19 gặp phải tình trạng rối loạn lo âu. Triệu chứng cụ thể là trầm cảm. Điều này khiến cho các bé tự cô lập bản thân và một vùng an toàn và không giao tiếp với thế giới bên ngoài, bao gồm cả người thân và bạn bè. 

2.2 Rối loạn hành vi

Nhóm thanh thiếu niên lớn tuổi rất dễ mắc phải tình trạng rối loạn hành vi. Sự hiếu động và bốc đồng có thể dẫn tới hành vi phạm tội nghiêm trọng. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra con số tỉ lệ đáng kinh ngạc, bệnh chiếm tới 3,1% ở trẻ có độ tuổi từ 10-14; 2,4% với trẻ có độ tuổi từ 15-19. 

tam-ly-tuoi-moi-lon-1

2.3 Có hành vi nguy cơ cao

Các hành vi tự làm hại bản thân và tự tử cũng là hệ quả trong quá trình tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên hình thành. Chúng được xác nhận diễn ra trên những đứa trẻ thiếu vắng tình thương, thường xuyên bị bảo hành, bị phân biệt đối xử hoặc bị ngược đãi,… 

Thanh thiếu niên không thể tự mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực, dẫn tới đời sống tinh thần bị ảnh hưởng. Chúng có thể thực hiện các hành vi rủi ro cao như đua xe quá tốc độ, lạm dụng chất kích thích hoặc thậm chí là làm những hành động tình dục nguy hiểm.

3. Cha mẹ cần làm gì khi con bước vào độ tuổi mới lớn?

Khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn đối với trẻ dậy thì là tình trạng tâm lý nguy hiểm cần được bố mẹ can thiệp trước khi dẫn đến tình huống nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. 

3.1 Thường xuyên quan tâm, chia sẻ với con

Khi bố mẹ thường dành nhiều thời gian cho công việc và có ít thời gian gặp mặt con cái là điều khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý vì không được chia sẻ, thấu hiểu từ gia đình. Chính vì thế, các phụ huynh cần phải thường xuyên quan tâm, hỏi han về những hoạt động hàng ngày của con trên trường. Khi bạn theo dõi biểu hiện, cảm xúc hàng của con sẽ dễ dàng nhận ra sự bất thường nếu con có dấu hiệu của sự khủng hoảng và can thiệp kịp lúc.

tam-ly-tuoi-moi-lon-2

3.2 Trang bị kiến thức về tuổi dậy thì cho con

Để tránh trẻ bất ngờ với những thay đổi trong quá trình dậy thì, bố mẹ nên trang bị kiến thức cho con như bé gái sẽ có kinh nguyệt, ngực lớn hơn, nam thì sẽ vỡ giọng, mọc ria mép,… Điều này sẽ giúp trẻ có đủ kiến thức và yên tâm về những thay đổi có thể xảy ra trong giai đoạn tiếp theo. Khi bố mẹ chủ động hướng dẫn sớm sẽ giúp con có thêm sự tin tưởng và dễ chia sẻ khi gặp bất kỳ vấn đề nào trong thời gian dậy thì.

3.3 Nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia

Khi trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý nặng là lúc xuất hiện các biểu hiện, suy nghĩ tiêu cực sau khi phụ huynh đã chia sẻ cùng con thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để tư vấn sớm nhất. Việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia cũng nên được các bé đồng ý để giúp bé có thể yên tâm và chia sẻ các vấn đề của mình với chuyên gia. Các chuyên gia sẽ trò chuyện, tư vấn cho trẻ những giải pháp để thoát khỏi tình trạng này. Đồng thời, gia đình cũng cần đồng hành xuyên suốt để trẻ cảm nhận được sự an toàn, yên tâm khi điều trị.

Vấn đề khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn ngày càng phổ biến và nếu bố mẹ không quan tâm, lưu ý để can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy tin rằng tâm lý cũng thuộc phạm trù sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của cá nhân, tóm lại hãy chú trọng việc “chăm sóc thế giới tinh thần” của con bạn và cả chính bạn nhé!

Tin cùng chuyên mục

5 câu hỏi “siêu dễ” về trường F không phải ai cũng biết? 

ưu đãi trường phổ thông FPT

Trường Phổ thông FPT Cần Thơ công bố chính sách học bổng và ưu đãi dành cho học sinh lớp 9 nhập học tại trường năm học 2024 – 2025

hoc-bong-tai-nang-12-5

Tất tần tật về ngày hội học bổng tài năng 12/5 tại trường Phổ thông FPT Cần Thơ

GẦN 300 PHỤ HUYNH & HỌC SINH LỚP 9 THAM GIA “CÙNG CON TRƯỚC NGƯỠNG CỬA CẤP BA” VÀ LỚP HỌC TRẢI NGHIỆM

Kỳ thi thử tìm kiếm học bổng tài năng Trường Phổ thông FPT Cần Thơ có gì?

kỳ thi học bổng trường phổ thông fpt cần thơ

[Mới nhất 2024] Trường Phổ thông FPT công bố cấu trúc đề thi cho Kỳ thi học bổng tìm kiếm tài năng

FPT Edu Research Festival 2024 khởi động với chủ đề “Experience: Dare to Succeed”

học bổng thpt fpt

Chi tiết học bổng Trường Phổ thông FPT Cần Thơ 2024 

Phổ thông FPT Cần Thơ tổ chức ngày hội 8/3 cho CBGV

HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỦ NHÂN HỌC BỔNG 30% TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG FPT CẦN THƠ

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.