Trang chủ » Những lời khuyên để học sinh có tuổi học trò ý nghĩa

Những lời khuyên để học sinh có tuổi học trò ý nghĩa

Ngày 15/07/2023  |  226 lượt xem

Tuổi học trò là khoảng thời gian thanh xuân thơ mộng nhất của một đời người với vô vàn kỷ niệm. Dù những năm cấp 3 ấy mỗi một người sẽ lựa chọn cách trôi qua khác nhau, người chơi hết mình với tuổi trẻ, người vùi mài sách vở sợ bỏ dở tương lai nhưng ai ai cũng không khỏi xuyến xao bồi hồi khi nhớ lại, nuối tiếc vì một thời đã qua. Để có một mở đầu mượt mà, suôn sẻ với 3 năm cấp 3 đầy sức sống, hãy cùng trường THPT FPT Cần Thơ xem những điều cần biết trước khi vào cấp 3 nhé!

tuoi-hoc-tro-4

1. Lên kế hoạch học tập và vui chơi hợp lý

Ý nghĩa tuổi học trò là ngoài việc hết mình với học tập chắc hẳn không thể thiếu việc vui chơi giải trí cùng bạn bè. Tuy nhiên khó mà có thể cân bằng tự nhiên thời gian cho hai việc đó. Do đó, hãy lập kế hoạch cụ thể để cân bằng giữa học hành và vui chơi sẽ giúp các em dễ dàng kiểm soát quỹ thời gian của mìn. 

Để lập kế hoạch cho bản thân, học sinh có thể thử một vài phương pháp khoa học như phương pháp WOOP: WOOP là viết tắt của Wish (mong muốn) – Outcome (kết quả) – Obstacle (trở ngại) – Plan (kế hoạch). Đây là phương pháp dễ thực hiện và rất thực tế đã được nghiên cứu, chứng minh bởi Gs. Tiến sĩ Gabriele Oettingen thuộc ĐH New York. Để sử dụng phương pháp này, học sinh cần đặt mục tiêu cho mình và tưởng tượng mình đã đạt được mục tiêu đó, suy nghĩ về những trở ngại có thể xảy ra và lên kế hoạch “gỡ rối”.

tuoi-hoc-tro-3

Hoặc đơn giản hơn là sử dụng một cuốn sổ tay hoặc lịch lớn để ghi chú thời gian biểu hay các cột mốc quan trọng như: deadline nộp bài tập, ngày nào nộp bài thuyết trình trên lớp,… Mẹo dành cho các bạn sử dụng thời gian biểu hiệu quả là hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ thay vì dành thời gian vài tiếng đồng hồ. Việc chia nhỏ thời gian sẽ giúp các em có động lực học hơn, không phải ngồi quá lâu trên bàn học.

Thiết lập thời gian vui chơi với bạn bè: ngoài việc học, bạn cũng nên dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên tạo áp lực cho bản thân bằng cách học tập chiếm trọn hết thời gian trong ngày. Việc cân bằng giữa học và giải trí sẽ giúp học sinh tăng khả năng tiếp thu nhiều hơn và tâm trạng lạc quan, thoải mái hơn.

2. Cố gắng duy trì thành tích học tập tốt nhất có thể

Khác với các cấp 1,2 điểm của những năm cấp 3 thật sự rất quan trọng. Bởi khi xét tuyển đại học, các nhà tuyển sinh sẽ nhìn vào bảng điểm của em. Đừng quên điểm số năm lớp 10 cũng vẫn quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến điểm trung bình môn (GPA) mà các nhà tuyển sinh có thể căn cứ vào đó để đánh giá. Phương pháp xét học bạ của các trường đại học là một cơ hội lớn chắc chắn không nên bỏ lỡ. Vì vậy, hãy loại bỏ tâm lý “chờ đến năm cuối cấp rồi cải thiện điểm sổ cũng chưa muộn”. Điểm số mỗi năm học, mỗi học kỳ đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội được vào đại học của em.

Xem thêm: Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 Cần Thơ năm học 2023

Kiến thức cấp 3 là phiên bản “nâng cấp” của những gì học sinh được học từ cấp 2, thêm một vài kiến thức chuyên sâu ở một số môn học quan trọng. Do vậy, học sinh có thể gặp khó khăn đôi chút và cảm thấy hơi “choáng ngợp” trước những kiến thức mới. Chính những thử thách này cũng sẽ là cơ hội để em được tìm hiểu chuyên sâu hơn về một môn học, lĩnh vực nào đó. Biết đầu từ đó em sẽ khám phá ra bản thân mình cực kỳ hứng thú với môn sinh học, hay muốn chọn văn học làm mục tiêu theo đuổi dài hạn thì sao.

3. Xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa với bạn bè, thầy cô

Như một luật bất thành văn, để có thể đạt được sự chào đón của mọi người cũng như nắm trong tay một bảng điểm ấn tượng, ngoài việc phải tích cực, chăm chỉ học hành, học sinh còn cần có thái độ tôn trọng và biết giao tiếp với thầy cô, bạn bè, anh chị các khóa trước,… mỗi khi cần thiết. Đừng ngại đặt câu hỏi, và biết nói lời cảm ơn thầy cô sau mỗi buổi học. Cố gắng kết nối và xây dựng mối quan hệ với thầy cô bên ngoài giờ học. Mặc dù điều này có thể khiến em bị bạn bè “bàn tán”, cho rằng em đang “nịnh nọt” hay đang cố trở thành “phe” của thầy cô. 

tuoi-hoc-tro-2

Nhưng suy cho cùng, những người hay nghị luận người khác như thế vẫn là số ít. Chẳng có bạn bè tử tế nào mà lại không thích người vừa hiền ngoan, vừa học giỏi cả, em sẽ có những người bạn có cùng tần số với riêng mình. Hơn hết, thầy cô vẫn là những người truyền đạt kiến thức, là người đánh giá các kết quả học tập của em. Nếu xây dựng được mối quan hệ tốt với thầy cô giáo, họ không chỉ có thể chỉ dạy em nhiều kinh nghiệm về học tập và cuộc sống, định hướng nghề nghiệp cho em, mà còn có thể giúp em viết thư giới thiệu khi cần để chuẩn bị hồ sơ nộp vào các trường đại học danh tiếng, hay ứng tuyển học bổng.

4. Chuẩn bị cho các kỳ thi chuẩn hóa

Các kỳ thi chuẩn hóa như SAT, ACT, IELTS hay TOEFL là những nhân tố rất quan trọng trong hồ sơ vào đại học, không chỉ có lợi cho những bạn đi du học và còn được miễn một số tín chỉ các môn liên quan đến Anh ngữ. Đồng thời cũng là điểm cộng để em được tuyển thẳng vào các trường đại học trong nước nếu đạt điểm số tốt.

Nếu có thể hãy dành thời gian chuẩn bị cho các kỳ thì này càng sớm càng tốt bằng việc tham khảo sách từ thư viện, internet,… làm thử vài câu hỏi hoặc học thêm một số từ vựng liên quan vào mỗi tối, sau đó, thử giải một vài đề vào cuối tuần khi có thời gian rảnh.

Càng dành thời gian chăm chỉ ôn tập, cơ hội được điểm cao của em sẽ càng lớn hơn đồng thời cũng cho em sự chuẩn bị và tự tin hơn trước ngày phải làm bài thi thật. Mặc dù hiện nay, một số trường đại học đã bỏ yêu cầu bắt buộc phải nộp đơn SAT để tuyến sinh đầu vào. 

Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên các em hãy cố gắng tham gia kỳ thi này nếu có thể, đặc biệt nếu em là một học sinh quốc tế có dự định nộp đơn vào những trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh cao. Dù sao, SAT vẫn là một thước đo để các nhà tuyển sinh phân loại em cao hơn giữa hàng nghìn thí sinh khác đồng thời giúp hồ sơ của em nổi bật hơn.

5. Chủ động hỏi xin lời khuyên từ thầy cô và các anh chị khóa trước

Em có thể hiểu rằng, một khi chúng ta bắt đầu phải tự mình giải quyết mọi thứ chính là lúc em dần chuyển mình trở thành một người trưởng thành, độc lập. Song, một học sinh thông minh là người biết tận dụng mọi nguồn tài nguyên xung quanh mình.

Hãy xây dựng mối quan hệ tốt với thầy cô và bạn bè, với văn phòng giáo vụ hay các trung tâm bên ngoài, kết nối với những người đi trước, các anh chị cựu học sinh.. Đây đều sẽ là những người có thể sẵn sàng hỗ trợ em khi cần thiết, dù hiện tại em có thể chưa có nhu cầu.

tuoi-hoc-tro-1

Bên cạnh đó, đừng ngại chủ động hỏi xin giúp đỡ khi cần. Đừng đợi đến lúc sắp mất bò mới lo làm chuồng, mới ân cần hỏi xin trợ giúp, việc đột ngột nhờ vả sẽ gây mất thiện cảm cũng như giảm tỷ lệ chấp nhận hỗ trợ từ đối phương. Hãy cho mọi người biết em đang lo lắng điều gì, bận tâm điều gì. Khi biết đưa tay “cầu cứu”, em sẽ nhận ra mọi người xung quanh đều sẵn sàng giúp đỡ em, dù đó là thầy cô, cha mẹ, hay một anh chỉ đi trước. 

Mọi người sẽ không ngại cho em lời khuyên, một lời chỉ dẫn, cùng em suy nghĩ để tìm giải pháp cho một vấn đề. Và biết đầu nhờ đó, em còn có thể xây dựng thêm cho mình một mối quan hệ tốt. Đừng quên rằng mọi vấn đề đều có thế giải quyết và học hỏi bằng kinh nghiệm. Hỏi xin lời khuyên, cần thần đánh giá lời khuyên của mọi người, và cố gắng hết sức một khi đã quyết định được điều gì là tốt nhất cho bản thêm em.

Kỷ niệm tuổi học trò của những năm cấp 3 quý giá và xinh đẹp không gì có thể so sánh, tuy nhiên dù con đường phía trước có quang cảnh xinh đẹp, thơ mộng thế nào thì mặt đường vẫn đầy sỏi đá và chông gai. Dù muốn hay không khó khăn, thử thách luôn là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có lúc em bước qua dễ dàng nhưng cũng sẽ có lúc va vấp, té ngã. Song, chúng ta có thể mắc sai lầm, tuổi học trò được phép mắc sai lầm và còn thời gian để sửa chữa. Hãy cứ thản nhiên đón nhận mọi thứ, tích lũy thành kinh nghiệm cho giao lộ phía trước. Chúc các em có một năm học mới đầy tuyệt vời!

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.