Trang chủ » Tìm hiểu nhóm ngành “HOT” của trường Đại học FPT

Tìm hiểu nhóm ngành “HOT” của trường Đại học FPT

Ngày 01/12/2020  |  700 lượt xem

Cuộc cách mạng công nghiệp như đòn bẩy khiến thị trường lao động có sự biến chuyển về cơ cấu lao động ở các nhóm ngành, sự biến chuyến đó, có thể nhìn thấy ở lĩnh vực công nghệ, nguồn lao động tăng đột biến. Nhằm tạo điều kiện để các bạn học sinh khối 11 tiếp cận được các nhóm ngành “nóng hổi” này, tổ PDP – Personal Development Program (Chương trình phát triển kỹ năng cá nhân) đã tổ chức chuyến đi tiếp theo, trải nghiệm nhóm ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) tại Đại học FPT Cần Thơ.

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-1

Học sinh tiếp tục tham gia chương trình trải nghiệm nghề nghiệp ở nhóm ngành CNTT

Tại chương trình, học sinh được cập nhật các kiến thức tổng quan về nhóm ngành công nghệ thông tin đến kiến thức cụ thể về chuyên ngành với sự chỉ dẫn của các thầy cô, hiện đang là giảng viên Đại học FPT Cần Thơ:

  • Thầy Võ Hồng Khanh – Trưởng môn ngành Kỹ thuật phần mềm 
  • Thầy Lương Hoàng Hướng – Trưởng môn ngành An toàn thông tin
  • Thầy Lê Phước Trung – Giảng viên ngành Thiết kế đồ họa
  • Cô Trần Thi Diệu – Giảng viên ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Thầy Nguyễn Nam Cường – Giảng viên tiếng Hàn
Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-2

Thầy Võ Hồng Khanh chia sẻ tổng quan về nhóm ngành CNTT

Buổi trải nghiệm được thành 2 nhóm, nhóm đầu tiên bao gồm các lớp: 11A1, 11A2, 11A3, nhóm tiếp theo: 11A4, 11A5, 11A6. Mỗi nhóm được học chung lớp tổng quan ngành sau đó lần lượt mỗi lớp trải nghiệm xoay vòng 3 ngành: Kỹ thuật phần mềm, Đồ họa, Truyền thông Đa phương tiện.

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-3

Thầy Lương Hoàng Hướng – Giảng viên Công nghệ Thông tin

Tại buổi tổng quan về ngành Công nghệ Thông tin, thầy Võ Hồng Khanh chia sẻ về xu hướng nghề nghiệp hiện nay, thị trường việc làm cũng như yêu cầu, thách thức của ngành… với sự chia sẻ cởi mở cũng như từ cái nhìn thực tế, thầy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành, ngoài sự đam mê yêu thích, các bạn còn phải thật sự có tư duy, tố chất để gắn bó về nghề.

Sau khi buổi học tổng quan, các bạn đến trực tiếp lớp chuyên ngành, tại đây, các thầy cô giảng dạy chuyên môn sẽ chia sẻ sâu hơn về ngành, ngoài ra, thầy cô cũng giải đáp các thắc mắc mà các bạn học sinh đang lo lắng ví dụ như ngành Thiết kế đồ họa, có cần phải giỏi vẽ hay không? Theo thầy Trung, không nhất thiết các bạn phải giỏi vẽ mà quan trọng các bạn phải có tư duy thẩm mỹ, sáng tạo, yêu thích hình ảnh và màu sắc… Mỗi ngành sẽ luôn có khó khăn, thách thức, để tiến bộ và đi cùng với ngành nghề các bạn phải kiên định và luôn có ý chí nâng cấp bản thân, vì ngành CNTT sẽ luôn phát triển, đổi mới nếu “giậm chân” tại chỗ sẽ bị đào thải.

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-4

Thầy Lê Phước Trung – Giảng viên ngành Thiết kế Đồ họa

Ngay thời điểm cấp ba, các bạn bắt đầu định hướng nghề nghiệp tương lai của mình, mỗi bạn tự lựa chọn cho mình nghề nghiệp yêu thích, hoặc phù hợp năng lực của bản thân. Chuỗi chương trình trải nghiệm nghề nghiệp là điểm chạm giữa ý muốn làm nghề với các kiến thức chuyên môn từ đây giúp các bạn rõ nét ngành nghề mình yêu thích, có phù hợp với không? tạo điều kiện các bạn hiểu được bản thân cần trau dồi thêm kiến thức gì, kỹ năng như thế nào để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-5

Các bạn trao đổi với thầy để cập nhật kiến thức

Nhận xét về buổi trải nghiệm nghề nghiệp, bạn Trần Thanh Tâm 11A1 chia sẻ: “Em cảm thấy sau chuyến đi em học được rất nhiều thứ mới lạ, nào là làm sao có thể chế tạo một con robot hay cái máy hoạt động và có tri thức như một con người, ngành CNTT được chia lĩnh vực như thế nào và đặc biệt là ngành Truyền thông đa phương tiện đã giúp em hiểu hơn về cách tổ chức một kênh Youtube và truyền tải thông tin chính xác và hiệu quả đến người xem, rất gần với những gì em đang hướng tới và cần bây giờ ạ. Thầy cô ở đây cực kì chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn rất cao, những thông tin thầy cô đưa ra và cung cấp cho tụi em thật sự là rất chắc và nghiên cứu sâu, không chỉ thế, thầy cô còn rất nhiệt tình trả lời câu hỏi của em khi em thắc mắc về ngành truyền thông. Sau buổi trải nghiệm hôm nay, em cảm thấy mình đã hướng đúng ngành và nắm chắc con đường ngành nghề của mình đấy là ngành truyền thông đa phương tiện.”

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-6

Cô Trần Thị Diệu – Giảng viên ngành Truyền thông đa phương tiện

Sau khi lắng nghe các chia sẻ của thầy cô, Tạ Gia Khang 11A6 tâm sự “em định sau này sẽ theo ngành Thiết kế đồ họa hoặc Truyền thông đa phương tiện, bởi vì em thấy mình phù hợp với ngành này, cũng như công việc có mức lương ổn định ngoài ra, công việc cũng giúp em sáng tạo không ngừng”.

Nhom-nganh-CNTT-Dai-hoc-FPT-7

Học sinh hứng thú với iMac xịn sò của phòng học thiết kế đồ họa

Chương trình trải nghiệm nghề nghiệp sẽ còn tiếp tục với nhiều ngành nghề khác nhau, đây là cơ hội để bạn học sinh được lắng nghe và tìm hiểu tường tận từ những kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn thầy cô, anh chị chia sẻ. Hi vọng những chuyến đi tiếp theo các bạn sẽ thu nạp cho bản thân nhiều bài học hay, từ đó, chuẩn bị hành trang thật tốt cho tương lai của chính mình.

Tin cùng chuyên mục

ưu đãi trường phổ thông FPT

Trường Phổ thông FPT Cần Thơ công bố chính sách học bổng và ưu đãi dành cho học sinh lớp 9 nhập học tại trường năm học 2024 – 2025

kỳ thi học bổng trường phổ thông fpt cần thơ

[Mới nhất 2024] Trường Phổ thông FPT công bố cấu trúc đề thi cho Kỳ thi học bổng tìm kiếm tài năng

FPT Edu Research Festival 2024 khởi động với chủ đề “Experience: Dare to Succeed”

học bổng thpt fpt

Chi tiết học bổng Trường Phổ thông FPT Cần Thơ 2024 

HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỦ NHÂN HỌC BỔNG 30% TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG FPT CẦN THƠ

8 stemday thpt fpt cần thơ

Gần 5000 học sinh ĐBSCL tham gia sự kiện do THPT FPT Cần Thơ tổ chức

học bổng fpt

Tất tần tật những bí kíp săn học bổng dành cho học sinh

học nội trú fpt

Học nội trú là gì? Những điều cần biết khi học nội trú

Những cuốn sách hay cho học sinh siêu hữu ích

Những trang web tải tài liệu học tập miễn phí cho học sinh

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.