Trang chủ » Học kiến trúc là học gì? Ra trường làm gì?

Học kiến trúc là học gì? Ra trường làm gì?

Ngày 12/05/2023  |  21 lượt xem

hoc-kien-truc

Nếu bạn vừa có tình yêu to lớn với nghệ thuật vừa có đam mê với các bộ môn khoa học tự nhiên thì kiến trúc là một con đường tiềm năng để bạn xây dựng sự nghiệp tương lai của mình. Song bạn thắc mắc liệu bạn có thật sự thích hợp để học kiến trúc hay không? Học kiến trúc là học những gì,… Mời bạn theo dõi bài viết sau để được giải đáp:

1. Ngành kiến trúc học những gì? Có những chuyên ngành nào?

hoc-kien-truc-thi-khoi-nao

1.1 Học kiến trúc là học những gì?

Kiến trúc là ngành học mang tính nghệ thuật nhưng luôn đề cao tính kỹ thuật vì công trình không chỉ cần yếu tố thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo sự an toàn và khả năng ứng dụng trong thực tế. Định nghĩa một cách đơn giản, ngành kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. 

Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… của con người. 

Tương tự như các ngành học khác, năm đầu tiên học kiến trúc sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức nền tảng như lịch sử, công nghệ, luật xây dựng, lý thuyết sơ lược và kỹ năng phân tích lẫn tính toán. Bắt đầu từ năm hai thì bạn sẽ được học chuyên ngành tùy vào lựa chọn cá nhân và bắt đầu biết triển khai ý tưởng thành một bản dựng 3D hoàn chỉnh trên mặt giấy hoặc máy tính. Bạn sẽ được học thêm cách sử dụng vô số phần mềm thiết kế để phục vụ cho công việc. 

Một số môn học trong ngành kiến trúc bạn có thể tham khảo là: Thiết kế kiến trúc, Hệ thống môi trường, Lịch sử kiến trúc, Kỹ thuật và khoa học xây dựng, Toán kiến trúc,…

1.2 Học kiến trúc có những chuyên ngành nào?

Tùy theo hướng đào đạo của từng trường đại học mà sẽ có những chương trình học chuyên ngành khác nhau. Sau đây là một trong những chuyên ngành phổ kiến của ngành kiến trúc học:

  • Kỹ sư công trình

Chuyên ngành này sẽ ít tập trung vào phần thiết kế và nghệ thuật mà sẽ chú trọng vào khía cạnh tính toán và kỹ thuật của công trình. Hay nói cách khác, kỹ sư công trình đặt nặng tính ứng dụng hơn nên thường có trách nhiệm đảm bảo công trình phải bền vững qua thời gian và hệ thống điện, thông khí hay làm mát phải hoạt động trơn tru. Vì không quá đề cao tính thẩm mỹ nên kỹ sư công trình thường làm việc cho các dự án không đòi hỏi tính độc đáo mà yêu cầu tính ứng dụng cao như cầu đường hay kênh rạch.

  • Thiết kế kiến trúc

Ngược lại với Kỹ sư công trình, Thiết kế kiến trúc lại tập trung hơn vào phần sáng tạo của công trình. Tất nhiên sự sáng tạo này vẫn phải đảm bảo tạo được không gian an toàn cho con người sinh sống và lao động. Chuyên ngành này sẽ cho bạn nhiều cơ hội để thỏa sức sáng tạo, kể cả những ý tưởng điên rồ nhất.

  • Thiết kế nội thất

Như những gì mà tên môn học thể hiện, trong chuyên ngành thiết kế nội thất bạn sẽ học cách sử dụng ánh sáng, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và nhiều yếu tố khác để tạo nên không gian bắt mắt và dễ chịu ở bên trong công trình. Mỗi dự án chắc chắn sẽ có yêu cầu khác nhau về phong cách bày trí nên bạn sẽ được học hết mọi cách thức đặt để các yếu tố nhằm tạo nên không khí phù hợp với từng nơi.

  • Thiết kế cảnh quan

Thiết kế cảnh quan là một chuyên ngành này dành cho những ai có niềm yêu thích với thiên nhiên, cây cỏ hay các không gian ngoài trời như công viên hay phố đi bộ. Vì loại hình thiết kế này thường được sử dụng cho những công trình ở ngoài trời nên định hướng thiết kế sẽ có nhiều điểm khác biệt so với những dự án nhà ở cá nhân hay trung tâm thương mại. Thiết kế cảnh quan sẽ có sự phối hợp mật thiết với các lĩnh vực khác như nông lâm để đưa ra giải pháp về cây trồng, kỹ sư hệ thống lo liệu vấn đề cấp thoát nước hay thậm chí là điêu khắc để trang trí cho cảnh sắc thêm phần sinh động.

  • Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị có vai trò kiểm soát toàn bộ kiến trúc của một khu vực hay lãnh thổ nhất định để không chỉ mỗi công trình riêng lẻ đẹp mắt mà nhìn tổng thể từ trên cao cũng phải mang tính thẩm mỹ. Các công trình cũng phải đạt tiêu chí không gây ảnh hưởng hoặc cản trở qua lại lẫn nhau mà phải hòa hợp trong hệ sinh thái chung. Xét về phạm vi ảnh hưởng thì quy hoạch đô thị có lẽ là chuyên ngành bao trọn toàn bộ những cái tên phía trên.

2. Những tố chất phù hợp với ngành kiến trúc

hoc-kien-truc-la-hoc-nhung-gi

(Kiến trúc trường Đại học FPT – Hà Nội)

Để có thể theo học lâu dài đối với một ngành nghề và cho ra kết quả học tập tốt. Chỉ thích thôi là chưa đủ, vì trong quá trình học tập sẽ xuất hiện những khó khăn chủ quan, khách quan khác nhau gây tác động làm giảm đi sự yêu thích ban đầu. Cái quan trọng song song với sự yêu ngành, thích nghề mà bạn cần có là tính phù hợp, phải phù hợp thì tương lai bạn mới đạt được kết quả tối ưu nhất. Những tố chất mà một người cần có khi theo học kiến trúc là:

  • Giỏi Toán và Lý

Dù xây dựng bất kỳ công trình nào, lớn hay nhỏ thì vẫn đòi hỏi bạn phải đo đạc, tính toán và lựa chọn chất liệu phù hợp một cách chuẩn xác nhất có thể. Nên giỏi hai bộ môn Toán và Lý là điều bắt buộc. Nếu bạn nhận thấy bản thân có niềm yêu thích với hai môn này và sở hữu điểm số khả quan ở cấp ba thì hãy mạnh dạn theo đuổi ngành học Kiến trúc.

  • Gu thẩm mỹ tốt

Các công trình không chỉ cần an toàn, vững vàng mà còn phải đẹp mắt nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, nhà ở. Nên người học kiến trúc cần phải trau dồi mắt thẩm mỹ của bản thân. Điều này thì bạn có thể chủ động bổ sung bằng cách tham gia những lớp vẽ ngay từ cấp ba hoặc sớm hơn để vừa có thể giúp bạn nâng cao gu thẩm mỹ vừa góp phần cải thiện năng lực vẽ tay vốn cũng rất hữu ích trong lĩnh vực kiến trúc. Một số trường đại học có thể sẽ yêu cầu bạn nộp portfolio các tác phẩm vẽ trong vòng tuyển sinh nên học vẽ là một khoản đầu tư khôn ngoan để theo đuổi ngành Kiến trúc.

  • Sáng tạo

Với yếu tố này, ắt hẳn ai cũng có thể hiểu tại sao nó lại cần thiết. Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao để có thể làm nên những công trình độc đáo nhưng vẫn thiết thực. Cách đơn giản để xác định bạn có phải là một người sáng tạo là tự kiểm tra xem bản thân có thói quen tìm tòi các phương án mới để giải quyết vấn đề không. Đó có thể là cách giải Toán khác với bạn bè nhưng đáp án vẫn đúng. Đó có thể là hướng phân tích tác phẩm văn học độc đáo nhưng hoàn toàn thuyết phục. Hay chỉ đơn giản là luôn cố gắng thay đổi trong cách nói chuyện một cách linh hoạt để luôn là một người thú vị. Chỉ cần bạn cố gắng trau dồi và đổi mới ở một khía cạnh nào đó thì bạn đã có tố chất sáng tạo trong người.

3. Học kiến trúc ra trường làm gì?

hoc-kien-truc-co-can-ve-dep-khong

(Kiến trúc khuôn viên Đại học FPT – TP.HCM)

Thời đại 4.0, xu hướng đô thị hoá – công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, nhu cầu đáp ứng cuộc sống của con người tăng cao lên rất nhiều, không chỉ dừng lại ở việc bền chắc khi nói về cơ sở hạ tầng nữa mà còn cần thêm cả thiết kế thẩm mĩ, độc đáo, bắt mắt, bùng nổ về xây dựng. Đây có thể coi là nguyên nhân thúc đẩy ngành kiến trúc phát triển theo thời đại. Nhu cầu nhân lực trong ngành kiến trúc và các lĩnh vực liên quan cũng trở nên rất cấp thiết. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành kiến trúc là vô cùng rộng mở và hấp dẫn.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành Kiến trúc luôn cao. Giai đoạn 2013-2015 kéo dài đến 2020-2025, Kiến trúc được dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP.HCM, với khoảng 10.800 người/năm. Do đó, học ngành Kiến trúc sinh viên sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cũng chính vì vậy, ngành Kiến trúc là một trong những ngành được quan tâm lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Sau khi kết thúc chương trình học, bạn không những có kỹ năng thiết kế công trình mà còn được trang bị các kỹ năng khác như lập kế hoạch thi công, dự trù ngân sách, quản lý nguồn đầu tư, đàm phán với nhà thầu hay giám sát an toàn lao động ở công trình. Với vốn kỹ năng đa dạng, bạn sẽ có nhiều hướng phát triển sự nghiệp chứ không chỉ có mỗi lựa chọn trở thành kiến trúc sư.

Ngược lại bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,… Bên cạnh đó, làm việc trong ngành kiến trúc đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội để tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.

4. Những câu hỏi thường gặp về ngành kiến trúc

hoc-kien-truc-bao-nhieu-nam

(Thiết kế sảnh trụ sở mới của Tập đoàn Công nghệ FPT)

4.1 Học kiến trúc thi khối nào?

Thường để học kiến trúc các bạn sẽ phải thi năng khiếu, xét tuyển kết hợp môn thi năng khiếu với môn văn hóa (xét kết quả thi THPT hoặc học bạ tùy theo mỗi trường). Các khối xét tuyển ngành Kiến trúc bao gồm:

  • Khối V00 (Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật)
  • V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối V02 (Toán, Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H01 (Toán, Văn, Vẽ)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

Một số khối thi khác ít được sử dụng hơn như sau:

  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A03 (Toán, Lý, Sử)
  • Khối A07 (Toán, Sử, Địa)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối V03 (Toán, Hóa, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối V10 (Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H02 (Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu)
  • Khối H03 (Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu)
  • Khối H04 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu)
  • Khối H06 (Văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
  • Khối H08 (Văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật)

4.2 Học kiến trúc có cần vẽ đẹp không?

Nếu là trước kia, câu trả lời chắc chắn là cần thiết. Tuy nhiên hiện nay “vẽ đẹp” chỉ còn là một yếu tố phụ trợ chứ không bắt buộc nữa. Bởi hiện nay, công nghệ thực tế ảo phát triển, các bản đồ họa được vẽ trên các thiết bị thông minh như laptop, máy tính bảng, smartphone,… không còn xa lạ. Các kỹ sư hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ trên để hoàn thành bản vẽ, thỏa sức sáng tạo nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật dù không quá giỏi vẽ bằng tay. Yêu cầu bắt buộc cần thật sự là phải có gu thẩm mỹ tốt, linh hoạt, sáng tạo. Do đó học ngành kiến trúc không cần vẽ tay đẹp. Bạn có thể tham khảo các khóa học kiến trúc tại các trung tâm bên ngoài, chắc chắn đều không yêu cầu khả năng vẽ đẹp.

4.3 Học kiến trúc bao nhiêu năm thì tốt nghiệp?

Kiến trúc là ngành học có vai trò thiết kế nên các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mọi người như xây dựng nhà ở, chung cư, trường học, trung tâm thương mại,…. Đây là ngành học liên quan đến sự an toàn của con người nên bạn nên chuẩn bị tinh thần sẽ phải phấn đấu trong một thời gian rất dài, ít nhất là 5 năm học và 2 năm làm nghề thì mới được công nhận là kiến trúc sư chính thức.

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được tất cả những vấn đề liên quan đến ngành học kiến trúc đồng thời giúp bạn chọn ra ngành học thật sự phù hợp với mình. Bên cạnh lựa chọn chuyên ngành theo học, chúng ta cũng phải cẩn thận lựa chọn ngôi trường đại học có trình độ đào tạo chuyên sâu cao về ngành nghề mình đã chọn để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

ưu đãi trường phổ thông FPT

Trường Phổ thông FPT Cần Thơ công bố chính sách học bổng và ưu đãi dành cho học sinh lớp 9 nhập học tại trường năm học 2024 – 2025

kỳ thi học bổng trường phổ thông fpt cần thơ

[Mới nhất 2024] Trường Phổ thông FPT công bố cấu trúc đề thi cho Kỳ thi học bổng tìm kiếm tài năng

FPT Edu Research Festival 2024 khởi động với chủ đề “Experience: Dare to Succeed”

học bổng thpt fpt

Chi tiết học bổng Trường Phổ thông FPT Cần Thơ 2024 

HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỦ NHÂN HỌC BỔNG 30% TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG FPT CẦN THƠ

8 stemday thpt fpt cần thơ

Gần 5000 học sinh ĐBSCL tham gia sự kiện do THPT FPT Cần Thơ tổ chức

học bổng fpt

Tất tần tật những bí kíp săn học bổng dành cho học sinh

học nội trú fpt

Học nội trú là gì? Những điều cần biết khi học nội trú

Những cuốn sách hay cho học sinh siêu hữu ích

Những trang web tải tài liệu học tập miễn phí cho học sinh

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.