Trang chủ » Học IT có khó không? Cơ hội việc làm ngành CNTT

Học IT có khó không? Cơ hội việc làm ngành CNTT

Ngày 12/05/2023  |  21 lượt xem

hoc-lap-trinh-phan-mem

Hiện nay IT là một ngành nghề khá “hot” thu hút các bạn học sinh, sinh viên hướng đến, không chỉ thu hút về mức lương trung bình ngành cao mà còn thu hút về cả thời gian làm việc của ngành nghề này linh hoạt dễ điều chỉnh thay vì chỉ làm cố định theo giờ hành chính. Những yếu tố trên đánh mạnh vào tâm lý các bạn trẻ 10x nhưng các bạn vẫn còn phân vân, không biết học IT có khó không? Học IT làm nghề gì thì ổn? Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành IT.

1. Học IT là học gì? Học IT có khó không?

hoc-it-thi-khoi-nao

IT – Information Technology – là một nhóm ngành công nghệ thông tin thuộc ngành kỹ thuật, sử dụng công cụ phần mềm, máy tính để bảo vệ, lưu trữ các số liệu.

Khái niệm về ngành IT – Công nghệ thông tin (CNTT) được xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993. Có thể hiểu CNTT với nghĩa đơn giản là “tập hợp các phương tiện, công cụ, phương pháp khoa học nhất để khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả, thực hiện chủ yếu trên công cụ là máy tính cùng các phần mềm của máy tính”.

Ngành học này ban đầu còn khá xa lạ do những năm về trước các thiết bị kỹ thuật còn kém phổ biến trên diện rộng, ít trường đại học chú trọng. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo ngành IT – CNTT trở thành một trong những ngành “sốt dẻo” nhất nước ta. Các trường Đại học lớn, nhỏ đều ngày càng tối ưu chương trình đào tạo.

Khối ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT là ngành đào tạo lâu đời nhất với chất lượng được các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT đánh giá cao. Chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).

Hiện tại, trường Đại học FPT Cần Thơ đào tạo các chuyên ngành cho khối IT như:

  • Kỹ thuật phần mềm
  • Thiết kế đồ họa
  • Trí tuệ nhân tạo
  • An toàn thông tin

Chương trình giảng dạy ngành CNTT được thiết kế cân đối giữa kiến thức chung với chuyên môn, kỹ thuật mới và chú trọng vào kỹ năng thực tế cùng khả năng ứng dụng sáng tạo, học lập trình phần mềm,…

Với lợi thế là ngôi trường có áp dụng công nghệ cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Sinh viên khối ngành CNTT được đội ngũ chuyên gia tại những doanh nghiệp, tổ chức có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó nhiều bạn sinh viên cũng có cơ hội được tham gia những khóa thực tập tại nước ngoài. Là bàn đạp giúp sinh viên được đào tạo cao hơn nữa tại nước ngoài và làm cho những tổ chức lớn, tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, sinh viên trường Đại học FPT sẽ được đào tạo ngoại ngữ rất sớm giúp các bạn có thể tự tin giao tiếp khi làm trong môi trường toàn cầu.

Vậy theo học IT có khó không? Dù nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao nhưng thị trường việc làm cho lĩnh vực này tại Việt Nam luôn thiếu về cả số lượng lẫn chất lượng. Bởi IT là ngành cần có tính tư duy logic cao và đặc biệt là yếu tố ham học hỏi, kiên trì, và nhẫn nại. Có thể nói, ngành IT sẽ rất khó khăn để học đối với các bạn không có tính kiên nhẫn, niềm đam mê với ngành hoặc không có năng khiếu về toán học, tin học. Khi thiếu những yếu tố trên, đôi khi bạn sẽ không bắt kịp kiến thức trên trường học. Sinh viên ngành IT phải tự thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới mỗi ngày.

Ngược lại, nếu bạn có niềm đam mê với ngành, có tư duy logic ổn định đồng thời nhạy bén với toán học thì IT chính là ngành học cực kỳ thích hợp với bạn, không có gì là khó tiếp thu cả. Thậm chí nếu còn thiếu sót về mảng tin học, công nghệ, bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi thêm kỹ năng tại nhà thông qua hình thức học trực tuyến trên youtube,… Tóm lại, học IT có khó hay không phụ thuộc vào dạng năng khiếu, sự nỗ lực, lòng quyết tâm của từng cá nhân.

2. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin

Người học ngành Công nghệ thông tin không chỉ ngồi viết code. Bạn có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc hấp dẫn khi tốt nghiệp ngành CNTT như: 

Chuyên gia phân tích hệ thống 

Kỹ sư phần mềm

Nhà quản lý hệ thống thông tin 

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật 

Chuyên gia mật mã 

Quản trị mạng

Quản trị Web 

Quản trị cơ sở dữ liệu 

Kỹ thuật viên máy tính 

Giảng dạy và nghiên cứu về CNTT tại các trường, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục

Nếu các bạn muốn làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam thì việc trao dồi kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ là điều rất cần thiết, điều đó sẽ giúp các bạn tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập của bản thân. 

3. Một số câu hỏi thường gặp về ngành công nghệ thông tin

3.1 Con gái có nên học IT không?

Xã hội hiện nay, cơ hội học tập và làm việc là như nhau trong bất cứ ngành nghề nào đối với bất cứ giới tính nào. Đó là sự bình đẳng! 

Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề với đặc thù riêng biệt khiến chúng phù hợp hơn với một giới. Ví dụ: Nghề giáo viên mầm non thì thường đào tạo sinh viên nữ, có nhiều sinh viên nữ dự tuyển; Ngành cơ khí, cơ điện thì thường có nhân sự là nam, nam sinh dự tuyển là nhiều.

Đó là hai trong số những ví dụ cho thấy sự phân biệt rạch ròi về lợi thế của một giới trong một ngành. Song, có vô số ngành nghề thích hợp với mọi giới tính, chúng ta đều có thể học tập, làm việc và có cơ hội thành công như nhau. Nhưng vậy mà từ lâu đã bị gán cho là chỉ dành riêng cho một phái khiến cho phái còn lại dù yêu thích ngành này nhưng phải suy nghĩ lại “Liệu con gái/con trai có nên theo học ngành XX không?”. 

Công nghệ thông tin là một ngành như thế. Trước đây CNTT thường được cho là phù hợp với con trai hơn là với con gái và số lượng nữ giới theo ngành cũng quả thực có ít hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, “Women in tech” – Những “quý cô” học và làm việc về công nghệ ngày một tăng và chứng tỏ được sức ảnh hưởng của họ trong ngành. Định kiến phụ nữ học công nghệ thông tin gần như bị xoá bỏ và ngày càng có nhiều bạn nữ theo học CNTT. 

Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi tư duy logic, điều mà có thể được đánh giá cao hơn ở nam giới. Tuy nhiên nữ giới có thể tận dụng thế mạnh về trí nhớ của mình để phát huy khả năng trong ngành công nghệ thông tin. Con gái còn có những tố chất và kỹ năng như cẩn thận và chu đáo hơn con trai. Chính vì vậy, khi học công nghệ thông tin, họ có thể chú ý đến từng chi tiết và cẩn thận xem xét vấn đề. Ví dụ như khi gỡ lỗi (debug) một phần mềm, con gái có thể tập trung đào bới truy vết lỗi sai đến cùng. Tester là một nghề mà nữ giới chiếm đa số. Nguyên nhân cũng có thể một phần là do tố chất này của họ. 

Bên cạnh đó, quá trình học công nghệ thông tin đòi hỏi sự nghiên cứu và sáng tạo rất cao vì công nghệ không ngừng phát triển. Đây là thử thách đối với tất cả người theo học công nghệ thông tin chứ không riêng gì phái nữ. 

Vậy tóm lại, con gái có nên học IT không? Câu trả lời là có.

Ngành nghề này phù hợp hay không nó phụ thuộc vào yếu tố về năng khiếu và tư duy, sở thích của chính mỗi cá nhân chứ không phụ thuộc vào giới tính. Đây là một ngành rất quan trọng và thuộc “top” ngành có triển vọng trong tương lai, chính vì vậy nữ giới có thể dấn thân vào ngành này mạnh mẽ hơn để tự tạo ra cơ hội cho mình.

3.2 Những tố chất cần có của các lập trình viên

  • Trình độ chuyên môn

Để có thể chạy được một ứng dụng, phần mềm,… điều bạn cần làm là phải học, nắm rõ những kiến thức cơ bản để vận dụng và đạt được các kết quả tốt nhất trong công việc. Thuật ngữ lập trình, chuyên môn về kỹ thuật là những gì bạn cần biết trước khi bắt tay vào thực hiện. Chất lượng của yếu tố này phụ thuộc lớn vào khả năng tự học và chương trình đào tạo tại trường Đại học mà bạn đã chọn.

  • Trình độ tiếng Anh

Trong ngành IT, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh gần như là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công với nghề nghiệp. Bởi phần lớn các đoạn mã lập trình hiện nay đều được viết bằng tiếng Anh. Chính vì thế, để lập trình trở nên “xịn sò” thì kiến thức tiếng Anh rất quan trọng. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ không đòi hỏi trình độ tiếng Anh ở mức quá cao nhưng bạn nên rèn luyện một mức độ đủ để đọc và hiểu tài liệu nhé!

  • Kỹ năng

Bạn cần có một số kỹ năng như sau để dễ dàng thích ứng với ngành hơn: Khả năng tập trung, Kỹ năng phân tích, tư duy logic, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, Kỹ năng tự học,…

  • Thái độ

Tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén, kiên nhẫn: Có những vấn đề với kiến thức chuyên ngành, bạn có thể giải quyết nhanh trong “một cái chớp mắt”. Tuy nhiên cũng có lúc bạn sẽ gặp một vài sự cố lấy đi nhiều chất xám và thời gian xem xét, có thể là 1- 2 tiếng hoặc qua đến ngày hôm sau. Một khi xảy ra lỗi dù chỉ là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống. Nhạy bén trong tất cả mọi việc sẽ giúp bạn mau chóng sửa lỗi sai, có cơ hội thăng tiến nhiều hơn và nhanh hơn.

3.3 Mức lương ngành công nghệ thông tin là bao nhiêu?

Theo khảo sát cho thấy, mức lương dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm khởi điểm khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian làm việc, nhân viên IT thường nhận được mức lương trung bình từ 10 – 25 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm và năng lực. Mức lương trong ngành này được tác động từ nhiều yếu tố, tùy thuộc yêu cầu lao động với khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và xu hướng công nghệ mới cũng như những đòi hỏi đặc thù của các loại hình công nghệ khác nhau.

3.4 Ngành IT thi khối nào?

Như đã nói, ngành CNTT không chỉ đòi hỏi những sinh viên có khả năng tư duy và logic. Mà bên cạnh đó còn yêu cầu sinh viên có năng lực nhất định về ngoại ngữ. các môn mà các bạn sĩ tử tập trung học chủ yếu là các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh. Đối với các môn học này, các trường Đại học có các tổ hợp môn để học sinh đăng ký thi như sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh
  • Khối D10: Toán, Địa, Anh
  • Khối D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên

Tại Đại học FPT, để xét tuyển vào ngành CNTT, bạn có thể đăng ký một trong bốn tổ hợp là: A00, A01, D00 và D90. Đây là những tổ hợp khá cơ bản, thuận lợi cho các bạn tìm ra thế mạnh của mình để có thể đạt điểm cao nhất.

Qua những thông tin trên mà bài viết cung cấp, mong rằng bạn đã có thể giải đáp những thắc mắc liên quan như “Học IT có khó không?” đồng thời hiểu sơ qua những thông tin cơ bản về ngành IT – CNTT, chọn được cho mình một ngành nghề, một ngôi trường Đại học uy tín phù hợp với bản thân. Ví dụ như hệ thống giáo dục FPT trực thuộc tập đoàn FPT – một trong những tập đoàn công nghệ thông tin, viễn thông lớn nhất Việt Nam. Đây là một hệ thống giáo dục uy tín mà bạn có thể tham khảo. Nhờ những liên kết hệ thống trong cùng tập đoàn, chương trình đào tạo các cấp học tại FPT từ cấp tiểu học, THCS, THPT đến đại học đều được kết nối, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, các bạn học sinh theo học tại THPT FPT Cần Thơ sẽ được thụ hưởng những nền tảng công nghệ tiên tiến từ tập đoàn, và chuẩn bị hành trang cho việc đón đầu cuộc cách mạng công nghệ 5.0 trong dạy và học, củng cố vững chắc nền tảng cấp đại học trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

ưu đãi trường phổ thông FPT

Trường Phổ thông FPT Cần Thơ công bố chính sách học bổng và ưu đãi dành cho học sinh lớp 9 nhập học tại trường năm học 2024 – 2025

kỳ thi học bổng trường phổ thông fpt cần thơ

[Mới nhất 2024] Trường Phổ thông FPT công bố cấu trúc đề thi cho Kỳ thi học bổng tìm kiếm tài năng

FPT Edu Research Festival 2024 khởi động với chủ đề “Experience: Dare to Succeed”

học bổng thpt fpt

Chi tiết học bổng Trường Phổ thông FPT Cần Thơ 2024 

HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA CHỦ NHÂN HỌC BỔNG 30% TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG FPT CẦN THƠ

8 stemday thpt fpt cần thơ

Gần 5000 học sinh ĐBSCL tham gia sự kiện do THPT FPT Cần Thơ tổ chức

học bổng fpt

Tất tần tật những bí kíp săn học bổng dành cho học sinh

học nội trú fpt

Học nội trú là gì? Những điều cần biết khi học nội trú

Những cuốn sách hay cho học sinh siêu hữu ích

Những trang web tải tài liệu học tập miễn phí cho học sinh

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.