Trang chủ » Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Ngày 30/03/2023  |  2399 lượt xem

tư duy phản biện 1

Bạn đã nghe nói rất nhiều về tư duy phản biện trong học tập nhưng vẫn chưa rõ cụ thể khái niệm của nó là gì? Cách hoạt động ra sao? Làm thế nào mới có thể rèn luyện tư duy phản biện? Ngay bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Tư duy phản biện là gì?

tư duy phản biện 2

Chưa có khái niệm hoàn toàn thống nhất về tư duy phản biện, tuy nhiên có thể hiểu tư duy phản biện chính là khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề ở một con người. Quá trình này diễn ra thông qua khả năng suy nghĩ độc lập (không bị chi phối bởi ý kiến của người khác) và suy nghĩ phản chiếu/suy nghĩ ngược, tức là sẽ đặt ngược lại vấn đề ví dụ: Tại sao không thể làm cách B mà phải làm cách A? Người khác nói là A đúng nhưng cũng phải suy nghĩ độc lập không mặc định chấp nhận đáp án là đúng.

Quá trình tư duy phản biện xảy ra thông qua các bước: Tiếp nhận vấn đề – suy ngẫm xử lý vấn đề – cho ra đáp án – đặt câu hỏi nhiều khía cạnh quanh đáp án – cho ra đáp án lần nữa.

Quá trình này xảy ra nhanh hay chậm không chỉ tùy thuộc vào độ khó, độ bao quát của vấn đề cần suy luận mà còn phụ thuộc vào khả năng tư duy, độ nhạy bén của từng người.

Người có tư duy phản biện thường có khả năng giải quyết vấn đề theo logic, nhạy bén với các mối nối giữa các quan điểm, các vấn đề. Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận một cách đa chiều, sáng tạo. Chấp nhận cái mới và thích những cái mới. Tìm thấy, phân biệt được các lỗ hổng còn chưa logic và sự đúng đắn trong ý tưởng mà người khác đưa ra.

Song không nên nhầm lẫn giữa tư duy phản biện và sự chê bai, thích tranh cãi. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, mang mục đích khác nhau và cho ra hiệu ứng xã hội khác nhau.

 Tư Duy Phản BiệnChỉ Trích Chê Bai
Thái ĐộLịch sự, tôn trọngDè biểu, coi thường
Mục ĐíchHợp tác, phát triểnXóa bỏ, không phát triển
Đối Tượng Phản BiệnBản thân Người khác
Quan ĐiểmĐa chiều, khách quanĐịnh kiến, chủ quan
Trọng TâmCái hay, cái mớiSai sót, nhược điểm
Cơ sở“Công kích” vấn đềCông kích cá nhân
Kết QuảMở rộng tư duy, cho ra kết quả hoàn chỉnhGây tranh cãi không thống nhất được đáp án

2. Những lợi ích mà kỹ năng tư duy phản biện mang lại

2.1 Giúp bạn có cái nhìn khách quan về cuộc sống

Khi bạn có cái nhìn đa chiều, tiếp thu và xử lý vấn đề ở nhiều khía cạnh, lăng kính cuộc sống của bạn sẽ được mở rộng hơn. Các định kiến hay lồng bo góc suy nghĩ của bạn sẽ được phá bỏ từ đó cho ra cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống. Nếu không tư duy phản biện, chỉ nhìn nhận sự việc ở một góc độ rất dễ cho ra kết quả phiến diện. Như câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, mỗi chúng ta đều là “chú ếch” trong cái “giếng” của riêng mình. Chỉ khi bước ra khỏi đó bạn mới có thể mở mang kiến thức, tìm được chân trời mới.

2.2 Giúp bạn phát triển tư duy độc lập và khả năng sáng tạo

Như đã nói tư duy phản biện xảy ra thông qua khả năng suy nghĩ độc lập mà không bị chi phối bởi ý kiến của người khác hay dễ dàng thỏa hiệp với đáp án của người khác. Và suy nghĩ phản chiếu hay còn gọi là tư duy ngược đòi hỏi bạn phải đặt vấn đề ngược lại, phản biện của phản biện để cho ra góc nhìn đa chiều và bao quát nhất có thể. Khi góc nhìn được mở rộng bạn sẽ tìm thấy được những điều mới mẻ khác hoàn toàn so với cái nhìn ban đầu đây chính là sự sáng tạo. Khi bạn thường xuyên tư duy phản biện, hai khả năng trên sẽ được rèn luyện ngày càng nhạy bén và phát triển.

2.3 Giúp bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ

Thường xuyên phản biện, đưa ra cái nhìn của bản thân đồng thời tiếp thu nhiều điều mới mẻ từ người khác vốn kiến thức và sự tự tin của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, đây là hai yếu tố quan trong trong kỹ năng thuyết trình. Đồng thời trong quá trình đối đáp phản biện cùng người khác, tích lũy qua từng ngày, khả năng vận dụng ngôn ngữ để giải thích vấn đề của bạn sẽ ngày càng trôi chảy, ngắn gọn, dễ hiểu.

2.4 Giúp bạn phát triển kỹ năng đưa ra quyết định

Tư duy phản biện đòi hỏi sự chủ động, quyết đoán cao bởi trong quá trình suy nghĩ, tư duy ngược bạn sẽ gặp rất nhiều hướng hai chiều có quan điểm hay kết quả hoàn toàn đối lập, tương phản nhau và không thể cùng tồn tại. Buộc phải lựa chọn và cho ra quyết định dựa trên lập luận, tư duy, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bản thân. Thời gian đầu mới bắt đầu học cách tư duy, có thể bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm. Nhưng sau khi điều chỉnh, tiếp thu, tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn hiểu biết những quyết định bạn đưa ra sẽ trở nên chính xác hơn, có lập luận chặt chẽ hơn.

3. Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả

tư duy phản biện 3

3.1 Luôn đặt ra các câu hỏi và phân tích vấn đề

Tạo thói quen đặt câu hỏi, không mặc định tiếp nhận đáp án. Ví dụ bài toán 5+3=8 hay 3^2 bằng 9, bạn hãy thử suy nghĩ, làm như thế thì cho ra kết quả 8 và 9 vậy nếu đảo quá trình tính toán lại thì sao, nếu lấy 3+5 và 2^3 thì có cho ra kết quả 8 và 9 như cũ được hay không? Tại sao được? Tại sao không? Có còn cách tính nào khác không? Cứ học cách tự hỏi như thế giúp kỹ năng suy nghĩ ngược và cách nhìn nhận vấn đề của bạn trở nên nhạy bén hơn, thời gian suy ngẫm rút ngắn hơn.

3.2 Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức

Tạo thói quen đọc sách, hùng biện, lắng nghe sau đó tự tư duy phản biện nhằm gia sự hiểu biết và tạo cái nhìn đa chiều cho lăng kính tư tưởng. Sau đó chắt lọc kiến thức đúng, chuẩn, chắc. Khi không ngừng học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết như thế, tri thức và sự tự tin của bạn sẽ giúp khả năng đưa ra quyết định và kỹ năng lập câu hỏi, tìm lỗi sai của bạn được chuẩn xác hơn rất nhiều.

3.3 Tập thói quen nhìn nhận mọi việc một cách khách quan

Định kiến là một suy nghĩ nguy hiểm ở bất cứ đâu không chỉ trong tư duy phản biện. Định kiến sẽ đưa bạn vào ngõ cụt, gói gọn bạn trong một chiếc hộp, nhốt bạn trong cái “giếng” cũ kỷ và nhỏ bé. Định kiến sẽ khiến bạn chỉ có thể nhìn nhận, suy nghĩ từ một chiều, một khía cạnh khiến bạn bỏ qua vấn đề cốt lõi ẩn giấu thật sự nằm ở một nút thắt kế bên hoặc khiến bạn đưa ra một kết quả đầy lỗ hổng, thiếu sót, phi logic. Ví dụ như định kiến về tuổi tác, có nhiều công ty cho rằng, ý kiến của người trẻ tuổi không đáng được coi trọng hay tham khảo. Tuy nhiên chính vì sự trẻ tuổi đó họ mới có nhiều suy nghĩ đồng bộ với thời đại và xu hướng cho ra càng nhiều ý nghĩ táo bạo. Nếu chỉ vì tuổi tác mà nhìn nhận họ có ít trải nghiệm, bác bỏ khi chưa tham khảo sẽ bỏ qua những ý tưởng tuyệt vời và cơ hội phát triển của dự án, công ty đồng thời cản bước phát triển của một thanh niên đầy sáng tạo và nhiệt huyết. Khi xóa bỏ định kiến, tập nhìn nhận mọi vấn đề bằng cái nhìn đa chiều, bạn sẽ thấy thế giới rộng lớn hơn cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội mới lạ hơn, rèn luyện được khả năng suy ngẫm và kỹ năng quyết định của quá trình tư duy ngược.

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu sâu, rộng hơn về kỹ năng tư duy phản biện đồng thời tìm được thêm cho mình những biện pháp, những lớp học hiện đại gia tăng kỹ năng phản biện khác. Vận dụng tốt khả năng này để hoàn thiện chính mình, khám phá những cơ hội mới và giảm thiểu sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn đang tìm một ngôi trường chuyên đào tạo về kỹ năng mềm và tư duy như thế này, hãy thử tìm hiểu trường THPT FPT nhé!

>>> Xem thêm những top những trường THPT đào tạo tư duy phản biện cho học sinh tốt nhất tại Cần Thơ: Top 10 trường THPT ở Cần Thơ chất lượng nhất hiện nay

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.