Trang chủ » Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4

Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4

Ngày 29/03/2023  |  218 lượt xem

Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4 1

“Tôi tuyên bố, chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam – Việt Nam”, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đọc tuyên bố đầu hàng trưa 30/4.  Đã 48 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng miền Nam vào mùa xuân năm 1975 nhưng có lẽ với những bậc cha ông từng tham gia giai đoạn lịch sử ấy, câu nói trên vẫn còn văng vẳng bên tai, đâu đó trong tim vẫn còn vang lên tiếng “ầm ầm” công phá cửa Dinh Độc Lập như công phá rào cản thống trị thực dân, giành lại chính quyền miền Nam, thống nhất đất nước.

1. Nhìn lại toàn cảnh diễn biến ngày vàng lịch sử Việt Nam – 30/04/1975

Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4 2

Sau 21 năm vật vã chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, để chấm dứt nỗi căm hờn bị thống trị và đi đến thắng lợi cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã phải ròng rã trãi qua 5 giai đoạn đối phó với các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn:

Giai đoạn 1: Từ tháng 7/1954 – cuối năm 1960, cả nước tập trung đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. 

Giai đoạn 2: Từ đầu năm 1961 – giữa năm 1965, ta giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

Giai đoạn 3: Từ giữa năm 1965 – cuối năm 1968, Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc. 

Giai đoạn 4: Từ năm 1969 – năm 1973, quân và dân ta phát huy sức mạnh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán. 

Giai đoạn 5: Từ cuối năm 1973 – ngày 30/4/1975 là giai đoạn tạo thế và lực mới, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, viết nên ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

2. Ý nghĩa Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/04

Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4 3

Cố đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói rằng: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. 

Hay tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) các cấp lãnh đạo Đảng viết rằng: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. 

Qua những nhận định trên của những người lãnh đạo chiến dịch và đất nước, ắt hẳn chúng ta đã nhận thức được ý nghĩa lịch sử vàng son mà ngày giải phóng miền Nam mang đến. Như một lời khẳng định với thế giới, nước ta là nước có thể chiến thắng bất kì đại quân hùng mạnh nào bằng sự đoàn kết và lòng yêu nước. Đưa nước Việt Nam trở về hình hài vốn có của nó với ba miền thống nhất nối liền: Bắc, Trung, Nam. Khẳng định đường lối của Đảng là đường đúng, công nhận năng lực lãnh đạo của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh trước toàn thế giới.

Ông Alain Rusco nhà sử học người Pháp, kiêm chuyên gia chuyên nghiên cứu về lịch sử Đông Dương, cho rằng, sự kiện 30/4 “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu khuất phục trước quân thù”. Đến nay sau 48 năm ngày giải phóng miền Nam, ý nghĩa vàng son mà sự kiện lịch sử này mang lại vẫn còn đó. Mỗi một công dân Việt Nam, đều ôm lòng tưởng nhớ, biết ơn; nhớ về sự hy sinh gian khổ của những người đi trước, biết ơn công lao của những vị anh hùng dân tộc quên mình đổi về độc lập – tự do – hạnh phúc cho thế hệ mai sau.

3. Lễ 30/4 năm 2023 là thứ mấy? Lịch nghỉ lễ 2023

Ý nghĩa ngày vàng lịch sử: Ngày giải phóng miền Nam 30/4 4

Kỷ niệm ngày giải phóng miền nam 2023 đang đến gần. Vẫn như mọi năm người dân sẽ được nghỉ để hưởng ứng trọn vẹn ngày lễ. Năm nay, những ngày lễ sẽ diễn ra liên tiếp nhau và trùng vào Thứ 7, Chủ Nhật. Tùy từng cơ quan, tổ chức mà số ngày được nghỉ diễn ra chênh lệch nhưng hầu hết vẫn được xem là một kỳ nghỉ dài.

  • Đối với công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có ngày nghỉ cố định hàng tuần thứ 7, Chủ Nhật sẽ có lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2023 kéo dài 5 ngày, từ ngày 29/4 đến hết ngày 03/5. Trong đó, ngày 02/5 và ngày 03/5 là 2 ngày nghỉ bù cho ngày Giỗ tổ (thứ 7) và Ngày thống nhất đất nước (Chủ Nhật).

  • Người lao động tại doanh nghiệp, học sinh – sinh viên

Nếu người lao động, học sinh – sinh viên có 01 ngày nghỉ cố định hàng tuần vào Chủ Nhật sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ 29/4 đến hết 02/5. Trong đó, 02/5 là ngày nghỉ bù cho ngày Thống nhất đất nước (do rơi vào Chủ Nhật – thuộc ngày nghỉ hàng tuần).

Trường hợp không có 2 ngày nghỉ Thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần sẽ được sắp xếp lịch nghỉ 30/4 1/5 cùng ngày nghỉ theo chính sách, kế hoạch của từng cơ quan, doanh nghiệp.

Như vậy, lịch nghỉ 30/4 1/5 năm 2023 sẽ được kết hợp cùng ngày nghỉ Giỗ tổ và người lao động sẽ được nghỉ từ 4 đến 5 ngày liên tiếp.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng từ nay cho đến mãi về sau, dân ta nói chung, học sinh trường THPT FPT nói riêng luôn ghi nhớ về ngày giải phóng miền Nam 30/4 và những ý nghĩa cao lớn mà nó mang lại cũng như ghi nhớ về công lao xương máu mà ông cha ta đã bỏ ra trên từng thớ đất để cùng nhau chung tay đoàn kết giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, độc lập tự do, không hổ thẹn với những người đã đi xa.

>>> Xem thêm: Hưởng ứng ngày sách Việt Nam – Phát triển văn hóa đọc 

 

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi sơ tuyển vào lớp 10 năm 2021

Ngày
Giờ
Phút
Giây

  • ĐĂNG KÝ NGAY

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.