Môi trường học tập quan trọng thế nào đối với học sinh?
Ngày 16/04/2023 | 9829 lượt xem
Yếu tố quan trọng để học tập được diễn ra tối ưu chính là có một môi trường học tập tốt. Nhất là trong lứa tuổi học sinh, các em dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài rất nhiều. Vì vậy, việc tạo một môi trường học tập lý tưởng là một điều vô cùng cần thiết giúp các em tăng khả năng học hỏi và rèn luyện bản thân. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường học tập, hãy đọc ngay bài viết này của THPT FPT nhé.
1. Môi trường học tập là gì?
Môi trường học tập là tập trung những yếu tố tác động đến việc học cả về môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Hay nói đơn giản, môi trường học tập là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến người học như âm thanh, ánh sáng, phương thức giảng dạy, cơ sở hạ tầng,…
Vậy, hai môi trường tác động được đề cập phía trên chính xác là gì?
- Môi trường vật chất: là bao gồm cơ sở vật chất nằm trong không gian diễn ra việc học như là trang thiết bị, máy móc, bảng, bàn ghế, sách vở, bút thước,…
- Môi trường tinh thần: như tâm lý người học, phương pháp giảng dạy của giáo viên, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô trong trường.
Vì vậy, có một môi trường học tập tốt cần phải kết hợp cả yếu tố vật chất và tinh thần một cách linh hoạt, điều này giúp người học có thể tự tạo nguồn cảm hứng, động lực học cho mình.
2. Các loại môi trường học tập
Tùy thuộc vào mục đích học tập mà môi trường học tập được chia thành 4 loại:
- Môi trường học tập lấy người học làm trung tâm: Nghĩa là người học sẽ là nhân vật chính và được giáo viên “tập trung giảng dạy” cho họ. Dựa theo năng lực của từng người mà giáo viên sẽ có những phương pháp giảng phù hợp hợp với từng đối tượng đó. Thông thường, ở những lớp này, học sinh sẽ tham gia vào những cuộc thảo luận nhóm, nhằm giúp học sinh được thể hiện năng lực bản thân và rèn luyện các em cách điều hành một đội nhóm nhỏ khi làm việc cùng nhau.
- Môi trường học tập lấy tri thức làm trung tâm: Môi trường này thiên về tìm hiểu thông tin, tập trung vào bản chất thật sự của vấn đề để áp dụng vào thực tiễn thay vì chỉ học vẹt, học đối phó đủ điểm lên lớp. Thầy cô cũng hiểu rõ rằng việc học sâu, học chắc kiến thức mới là điều cốt lõi mà trách nhiệm nhà giáo cần phải đào tạo cho học sinh của mình.
- Môi trường lấy đánh giá làm trung tâm: Khi thực hiện bất cứ một việc gì, chúng ta cũng cần phải xin nhận xét hoặc góp ý từ người khác. Lý do đơn giản là vì bản thân không thể nhìn nhận một cách khách quan được. Hơn nữa, khi nhận được nhiều đóng góp nhận xét từ người khác bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều sai sót mình chưa nhận ra được. Có như vậy, mới có thể hiểu bản thân đang mắc khuyết điểm gì để kịp thời khắc phục nhằm có chất lượng học tốt hơn. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất của môi trường lấy đánh giá làm trung tâm. Học sinh sẽ được thầy cô đánh giá khả năng học hỏi, tư duy và thái độ của các em khi tham gia xây dựng bài học tại lớp.
- Môi trường lấy cộng đồng làm trung tâm: Môi trường này cung cấp cho học sinh những chương trình hoạt động ngoại khóa để các em tham gia sau những giờ học văn hóa. Đó có thể là các câu lạc bộ về học thuật, thể dục thể thao, vẽ, nhảy múa, đánh cờ,… giúp các em năng động, tìm ra điểm mạnh của mình, giao lưu gặp gỡ nhiều người để học hỏi thêm kiến thức ngoài cuộc sống. Nếu may mắn các em vào cộng đồng chất lượng, anh chị giỏi giang và mọi người yêu thương nhau, chắc chắn đó sẽ là một kỷ niệm đẹp thời học sinh mà bất kỳ ai cũng mong muốn được trải nghiệm một lần.
3. Vai trò của môi trường học tập đối với học sinh
Xã hội hiện nay đã và đang phát triển từng ngày, không chỉ về công nghệ kỹ thuật, y tế mà còn là ý thức không ngừng nâng cao giá trị cá nhân để đưa bản thân vươn lên đến những vị trí cao trong tầng lớp xã hội khi bước vào con đường xây dựng sự nghiệp. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải trang bị môi trường học tập hiện đại nhất cho mình thì mới có thể theo đuổi kịp với tốc độ phát triển của rất nhiều con người đang cố gắng ngoài kia.
Các em cần phải quyết định cách thức thực hiện theo đúng kế hoạch học tập đã đề ra, nghiêm túc hoàn thành đúng tiến độ. Dần dần, việc này sẽ trở thành thói quen và bắt bản thân vào khuôn khổ kỷ luật nhất định. Bởi vì chỉ khi kỷ luật được chính mình, các em mới đến gần “sự thành công” hơn.
Bên cạnh đó, các em nên trang bị cho mình những phương pháp học tập hiệu quả. Sự kết hợp linh hoạt giữa môi trường học tập lý tưởng và phương pháp học tập khoa học sẽ là nền tảng vững chắc giúp các em đạt được những hoài bão lớn trong học tập của mình.
Môi trường học tập tốt còn giúp các em thoải mái, rèn sự tập trung cao độ, chủ động, kích thích sáng tạo. Từ đó, giúp việc học được phát huy hiệu quả nhất, khai phá được tiềm năng và nâng cao khả năng của mình.
Không những vậy, các em còn đang đóng góp sức mình cho sự phát triển của nước nhà khi trở thành một công dân tốt, một người trẻ luôn không ngừng học tập nâng cao tri thức và một người lan tỏa những điều tích cực ra xã hội.
Tham khảo: Top 10 trường cấp 3 Cần Thơ tốt hiện nay
4. Thế nào là môi trường học tập tốt?
Mối quan hệ lành mạnh: lứa tuổi học sinh thường sẽ dễ va vào những vấn nạn xã hội bởi tính tò mò, mong muốn khám phá thế giới bên ngoài. Vì vậy, việc kết nối với thầy cô, bạn bè “chất lượng” sẽ hình thành tư duy, tính cách của các em tốt lên rất nhiều.
Học sinh tự tin nêu ra quan điểm bản thân: môi trường tạo điều kiện để các em tự tìm tòi kiến thức, phát biểu chính kiến của mình và tự tin tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình,… cần thiết trong cuộc sống.
Học sinh làm trung tâm: giáo viên có trách nhiệm giám sát, theo dõi khả năng tiếp thu, sự đóng góp ý kiến và cách các em thay đổi bản thân tốt hơn hay xấu hơn trong suốt quá trình dạy các em. Tôn trọng và quan tâm là dấu hiệu cho thấy môi trường đó tốt hay không.
Công bằng: một môi trường giáo dục chuyên nghiệp luôn luôn kèm theo sự bình đẳng và công bằng của giáo viên đối với học trò. Không có sự phân biệt giữa giới tính nam hay nữ, giàu hay nghèo mà đơn giản là học sinh thì đều như nhau. Bên cạnh đó, sự thiên vị đối với bất kỳ cá nhân nào trong lớp chẳng hạn em học sinh đó là người thân của giáo viên, người nổi tiếng, gia đình giàu có,… đều cho biết rằng nơi đó không phù hợp và không xứng đáng được gọi là “môi trường học tập tốt”.
>>> Xem thêm mô hình giáo dục STEM – phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được nhiều trường THPT tại Việt Nam áp dụng cho các em học sinh hiện nay.
Thông tin trên đã cung cấp cho các bạn hiểu về môi trường học tập tốt có ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh. Hãy chọn lọc cho mình môi trường phù hợp nhé!