Phan Anh Tuấn1*, Lê Hoàng Anh2, Cao Thiên Chấn3, Võ Minh Thông4, Cao Thiên Chấn5
Trường trung học phổ thông FPT Cần Thơ
( Email: [email protected], [email protected], [email protected], [email protected] )
Tóm Tắt
Hiện nay, nhiều bạn học sinh phải đối mặt với rất nhiều lượng kiến thức trên lớp và bên ngoài. Điều này một phần lớn dẫn đến những cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và khó thể nhớ được hết toàn bộ những kiến thức thực sự cần thiết. Cùng với đó, nhiều bạn không biết cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý, dẫn đến việc học dồn ép trước các kỳ thi, hoặc mất tập trung trong suốt quá trình học tập làm cho kết quả học tập bị giảm sút. Từ đó, các phương pháp học tập được tạo ra nhằm giúp các bạn học sinh giải quyết các vấn đề trong học tập. Giúp cho việc học tập trở nên tối ưu hóa, dễ dàng nhưng vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Bái báo này viết lên nhằm chia sẻ một phương pháp học tập đó là phương pháp học tập bắt chước (Imitation Learning).
Từ khóa: học tập, phương pháp học tập, phương pháp học tập bắt chước.
- GIỚI THIỆU
- Khái niệm về phương pháp học tập
Phương pháp học tập là các chiến lược, kỹ thuật, hoặc phương pháp mà học sinh và sinh viên sử dụng để học tập hiệu quả hơn. Khái niệm này là kết quả của nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lý học và nhà triết học trong suốt lịch sử (John Dewey, Jean Piaget, Lev Vygotsky,…).
Có rất nhiều phương pháp được sáng tạo ra, nhưng mỗi phương pháp học tập đều có ưu và nhược điểm riêng, và hiệu quả của chúng phụ thuộc vào mục tiêu học tập, môn học, và phong cách học của từng cá nhân.
Ví dụ 1.1.
Phương pháp lặp lại cách quãng (Spaced Repetition) của nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus; Phương pháp Pomodoro được Francesco Cỉrillo phát triển vào cuối thập niên 1980; Phương pháp học sâu (Deep Learning) Được nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục, nhưng không gắn với một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, Benjamin Bloom đã đề cập đến trong Bloom’s Taxonomy về học tập sâu.
- Khái niệm về phương pháp học tập bắt chước
Andrew Ng là một giáo sư tại đại học Stanford, ông cũng là một người có công lớn trong quá tình định hình cũng như phát triển cho khái niệm Imitation Learning này và sau đó được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Phương pháp học tập bắt chước (Imitation Learning) là một nhánh quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và học máy, trong đó hệ thống học hỏi cách thực hiện một nhiệm vụ bằng cách quan sát, chọn lọc và hành vi của người khác (thường là con người hoặc một hệ thống thông minh khác). Khi áp dụng vào trong học tập thì người dùng phương pháp nên chọn người phù hợp để “bắt chước” nhưng nó sẽ không dồng nghĩa với việc sao chép hoàn toàn 100% mà những gì mà người khác làm. Mà là quan sát những hành vi và sau đó sáng tạo ra những hướng phù hợp với bản thân hoặc tạo ra thêm những gì tốt hơn từ nền tảng đã quan sát từ hành vi của người khác, giống với việc đứng trên vai người khổng lồ.
- QUY TRÌNH
Thu thập dữ liệu từ người khác: Quan sát những người khác đang trong quá trình học tập hoặc làm việc, ghi nhận lại các hành động, các cách thức họ đã và đang thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ và từ đó trắc lọc lại.
Xây dựng mô hình học tập: Thực hiện lại các hành động đã được tiếp nhận trong quá trình quan sát người khác và đã được trắc lọc lại. Từ đó tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hợp lí và phù hợp với bản thân.
Áp dụng kiến thức đã học: Sau những khi đã thực hiện những bước trên, hãy tự mình áp dụng những gì bản thân đã xây dựng trước đó vào quá trình học tập của bản thân mà không cần phải quan sát gì thêm.
2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP
- Ưu điểm
Áp dụng phương pháp học tập bắt chước sẽ giúp người học nhanh chóng tiếp thu bằng cách thực hiện lại hành động và có thể kĩ năng mà không cần trải qua quá nhiều bước tìm hiểu và thử nghiệm, từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian của người học.
Khi người học thấy được sự thành công của người khác và bắt đầu quá trình “học hỏi” theo, họ có thể cảm thấy được nhiều động lực và thêm nhiều cảm hứng để cố đạt được những kết quả tương tự hoặc thập chí là cao hơn.
Thông qua quá trình quan sát những người có nhiều kinh nghiệm, người thực hiện phương pháp có thể nắm bắt được những kỹ thuật, chiến lược hoặc cách giải quyết vấn đề hiểu quả mà bản thân chưa bao giờ nghĩ đến, tăng thêm các kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân nhiều hơn.
Nghiên cứu thực tiễn: Một nghiên cứu thực tiễn từ nhà khoa học Paul Kirschner (2006) đã chứng minh rằng việc quan sát người có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững quy trình và cải thiện khả năng tư duy và thực hành. Điều này cho thấy rằng phương pháp học tập bắt chước không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn mà còn giúp tăng khả năng nhớ lâu dài và tư duy logic của học sinh.
- Hạn chế
Đây sẽ là một số hạn chế để bạn có thể xem xét có nên áp dụng phương pháp này hay không.
Phương pháp học tập bắt chước thích hợp với việc học các kỹ năng thực hành hoặc những công việc có thể quan sát được. Tuy nhiên, nó không thật sự hiệu quả đối với những môn học đòi hỏi sự tìm hiểu sâu và phân tích như văn học hay triết học.
Khi người học quá tập trung vào việc bắt chước, người học có thể không phát triển được khả năng tư duy phản biện và sáng tạo, từ đó dẫn đến lạm dụng phương pháp nhưng không cho đến một kết quả tích cực.
- Kết luận
Phương pháp học tập bắt chước là một cách tiếp cận hiệu quả, người học sẽ thu nhận kiến thức và kỹ năng mà mình quan sát được sau đó áp dụng vào bản thân và sáng tạo phát triển cho cá nhân hóa hơn. Nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Điều quan trọng đầu tiên khi áp dụng phương pháp này là lựa chọn thật tốt đối tượng để quan sát và học tập. Nếu chọn một người không phù hợp, người học sẽ có thể vô tình tiếp thu những thói quen không lành mạnh, thậm chí có thể dẫn đến sự phát triển không toàn diện của bản thân. Người được chọn để thực hiện phương pháp phải là người có kinh nghiệm, kỹ năng lẫn tư duy phù hợp với mục tiêu của bản thân, điều ấy cần sự kỹ lưỡng và phải hiểu rõ được triết lý học tập của người đó.
Hơn hết, phương pháp này để có được hiệu quả tốt nhất ta không chỉ phải quan sát mà còn phân tích và phản ánh được những gì mình học được. Việc bắt chước một cách mù quáng mà ko có sự xem xét có thể dẫn đến việc làm theo khuôn khổ làm mất đi sự sáng tạo và tư duy học tập, lúc ấy người thực hiện sẽ bị gò bó trong một cái khuôn của chính mình.
Chốt lại đây là một cách học có thể áp dụng hằng ngày trong cuộc sống khi chúng ta học hỏi từ những gì chúng ta quan sát được và đúc kết chúng lại từ đối tượng mà ta chọn lọc, nó cần sự kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đối tượng, cần phân tích và đánh giá kỹ càng xem điều gì phù hợp, tránh việc bắt chước như một máy móc theo khuôn khổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Wikipedia: https://en-m-wikipedia-org.translate.goog/wiki/Imitative_learning
Tiếng Anh:
[2] https://dl.acm.org/doi/10.1145/3054912
[3] https://www.cell.com/trends/cognitive-sciences/abstract/S1364-6613(99)01327-3
[4] https://proceedings.neurips.cc/paper_files/paper/2017/hash/ba3866600c3540f67c1e9575e213be0a-Abstract.html