Hội Nhập: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc

Lương Thị Kim Hân1*

Nguyễn Hồng Vy2

1Trường Trung học phổ thôngFPT Cần Thơ

(Email: [email protected])

Tóm tắt:  Việt Nam đang trong xu thế toàn cầu hóa, việc hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít khó khăn về việc tiếp thu thêm những văn hóa từ các quốc gia khác, đồng thời vẫn phải giữ gìn và phát triển truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc ta. Vì vậy, việc hội nhập quốc tế khiến nhiều người trẻ lãng quên giá trị văn hóa truyền thống khi họ cảm thấy hứng thú với việc tìm hiểu những màu sắc truyền thống của các quốc gia khác hơn hay quá bận rộn với công việc của mình. Điều này vô tình khiến một phần những bạn trẻ trở nên thờ ơ, không có hiểu biết về ý nghĩ hay thậm chí là những văn hóa nước nhà. Bài báo này nhằm mục đích tuyên truyền với mong muốn có thể chạm đến trái tim của những bạn trẻ yêu nước, nâng cao và tăng cường phát triển văn hóa dân tộc hơn.

Từ Khóa: hội nhập quốc tế, bảo vệ bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc

1.  Giới thiệu

   Giữ gìn bản sắc dân tộc như bảo vệ kho báu vô giá. Nó không chỉ mang lại niềm tự hào mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo qua âm nhạc, ẩm thực, đến các phong tục tập quán, tất cả đều là những mảnh ghép quý giá tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang dần phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, bản sắc dân tộc còn là yếu tố định hình sự khác biệt, giúp chúng ta không hòa tan vào dòng chảy chung mà vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo. Qua đó, góp phần giới thiệu, tuyên truyền cho bạn bè quốc tế về truyền thống, văn hóa thiêng liêng của Việt Nam ta. Theo Phùng Kim Lâm (2014) những bằng chứng cụ thể từ thực tế được thu thập, nhân dân ta vẫn chưa có quá nhiều hiểu biết hay sự hứng thú khi được hỏi về bản sắc văn hóa của Việt Nam, đây được cho là những thách thức đáng ngại khi muốn đưa Việt Nam lên tầm thế giới. Thách thức của toàn cầu hóa: Sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai có thể làm mờ nhạt bản sắc văn hóa truyền thống. Điều này có thể thấy rõ trong việc giới trẻ ưa chuộng các sản phẩm văn hóa từ nước ngoài hơn là các giá trị văn hóa dân tộc. Sự mai một các phong tục tập quán. Theo Nguyễn Huy Phòng (2023) nhiều phong tục, tập quán truyền thống đang dần biến mất do sự thay đổi trong lối sống hiện đại. Các lễ hội, nghề thủ công truyền thống không còn được duy trì mạnh mẽ như trước.

Từ những thực trạng trên, nghiên cứu này nhằm thu thập thông tin từ các bạn học sinh THPT FPT Cần Thơ – là một bộ phận thuộc giới trẻ hiện nay về các mối quan tâm đến bản sắc dân tộc và ghi nhận các ý kiến đóng góp về việc giữ gìn giá trị truyền thống.

 2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đưa ra quy trình bao gồm các bước sau:

Hình 1. Các bước trong quy trình nghiên cứu.

Bước 1. “Thiết kế bảng câu hỏi”.  Để đánh giá về việc chủ động tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi gồm câu hỏi một lựa chọn và câu hỏi tự luận. Nghiên cứu đặt mục tiêu trả lời ba câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Bạn có chủ động tìm hiểu văn hóa của Việt Nam hay không?

Câu hỏi 2: Bạn có nghĩ rằng giới trẻ hiện nay đang quá thờ ơ với việc giữ gìn văn hóa nước nhà không

Câu hỏi 3: Bạn có giải pháp hay ý kiến nào để giữ gìn văn hóa của quê hương ta hay không?

Bước 2. “Khảo sát, thu thập ý kiến”. Bảng câu hỏi được gửi đến 70 học sinh trường THPT FPT Cần Thơ xoay quanh chủ đề Bản sắc dân tộc để tiến hành khảo sát. Kết quả và phân tích được trình bày trong phần tiếp theo. Bước 3. “Phân tích và đánh giá kết quả”. Nghiên cứu phân tích dữ liệu, tập trung vào việc sử dụng cả thống kê mô tả định lượng và phân tích định tính để rút ra những thông tin quan trọng từ dữ liệu đã thu thập.

3. Kết quả và thảo luận

Hình 2. Kết quả khảo sát của Câu hỏi 1Câu hỏi 2

Với Câu hỏi 1Câu hỏi 2. Sau khi thu thập, phân tích, đánh giá chúng tôi đã thu được kết quả có khoảng 53,3% học sinh là không có sự tìm hiểu về văn hoá Việt Nam và chỉ có 46,7% là có. Hơn 70% học sinh nhận thấy việc những người trẻ hiện nay quá thờ ơ với văn hóa dân tộc, khi họ bận rộn với công việc và nhiều nguyên nhân khác.

Câu hỏi 3: “Bạn có giải pháp hay ý kiến nào để giữ gìn văn hóa của quê hương ta hay không?”  Đây là một câu hỏi mở để khảo sát nhận thức của học sinh giải pháp để giữ gìn bản sắc dân tộc. Một vài giải pháp được đề xuất bởi những người tham gia khảo sát dưới đây:

  • “Phát triển du lịch đặc biệt là các du lịch về cộng đồng, mang đậm màu sắc của vùng miền ở từng khu vực; đưa nét văn hóa dễ dàng đến tay giới trẻ có thể thông qua phim ảnh, tranh 3D, 4D,… để giới trẻ dễ tiếp cận”.
  • “Giáo dục trong trường và ở gia đình, nơi công cộng.”
  • “Mình nghĩ nên tạo sự hứng thú cho các bạn HS về văn hoá VN từ các hoạt động giáo dục thường ngày.”
  • “Có thể giữ gìn bằng cách tuyên truyền các giá trị văn hoá.”

4. Kết luận

Nghiên cứu này cho thấy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giới trẻ hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa ngoại lai, điều này dẫn đến nguy cơ mai một những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ngày càng có nhiều bạn trẻ ý thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Họ không chỉ giữ gìn mà còn tìm cách sáng tạo và làm mới các giá trị văn hóa đó thông qua nghệ thuật, thời trang, và truyền thông số. Các lễ hội truyền thống, âm nhạc dân gian, và các phong tục tập quán cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm và tôn vinh trên các nền tảng mạng xã hội. Việc kết hợp giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với xu hướng hiện đại đã và đang tạo ra sức hút mới, giúp bản sắc văn hóa không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển một cách bền vững. Chính vì vậy, sự đồng lòng và nỗ lực của giới trẻ là yếu tố quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện đại

5. Lời cảm ơn

Nhóm xin được trân trọng gửi lời cảm ơn các bạn học sinh Trường THPT FPT Cần Thơ đã dành thời gian tham gia bài khảo sát. Sự đóng góp của các bạn góp phần lớn để nhóm có những dẫn chứng đáng tin cậy.

Tài Liệu Tham Khảo

[1] Phong, N. H. (2023). Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. https://tuyengiao.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-150050

[2] Lan, P. K. (2014). Bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/bao-ve-nen-van-hoa-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc-447166

[3] Thanh, N. V. (2023). Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong tình hình mới. https://cdannd1.bocongan.gov.vn/news/blog/4517/ba-o-ve-va-pha-t-huy-ca-c-gia-tri-van-ho-a-truye-n-tho-ng-to-t-de-p-cu-a-dan-to-c-vie-t-nam-trong-ti-nh-hi-nh-mo-i

Posted in