THUYẾT HÀNH VI TỪ ĐIỀU KHÔNG THỂ THÀNH CÓ THỂ

Huỳnh Trần Như Ý, 10T1, THPT FPT Cần Thơ, Ngày 7/10/2024

Thuyết hành vi hay tâm lý học hành vi (behavioral theory) là một thuyết có tầm vai trò quan trọng trong đời sống của con người và cả động vật, có tác động mạnh mẽ đến với giáo dục. Được phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 20, thuyết hành vi chuyên nghiên cứu, phân tích dựa trên việc con người học hỏi, phát triển qua sự tương tác với thế giới quan. Khi vận dụng đúng cách, chắc chắn nó sẽ trở thành một chìa vàng để mở khoá cánh cửa dẫn đến thành công.

MỤC LỤC

1.Lịch sử và khái niệm của thuyết hành vi

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học hành vi

3.Tổng quan về thuyết hành vi

4. Ưu và nhược điểm của thuyết hành vi

5. Ứng dụng của thuyết hành vi trong đời sống hằng ngày

6. Kết luận và kiến nghị

7. Phụ lục

8. Nguồn tài liệu tham khảo

1. LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM CỦA THUYẾT HÀNH VI

 1.1 Nguồn gốc của thuyết hành vi

   a/John Locke (1632-1704), nhà triết học người Anh

  Vào những năm 1900, John Locke tuyên bố tất cả những hành vi, tính cách đều được hình thành thông qua các trải nghiệm và quan điểm “tabula rasa” (tấm bảng trắng) trong chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism).

 b/Williams James (1842-1910), nhà triết học và tâm lí học người Mỹ

  Với chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), Ông cho rằng bất cứ ý tưởng hay hành động đều không từ bản năng mà là từ kết quả thực tế mà nó mang lại. Nó nhấn mạnh việc quan sát và phân tích hành vi có thể đo lường được.

  1.2 Những nhà tiên phong

  a/ John Broadus Watson (1878-1958), nhà tâm lí học người Mỹ

    Được coi là “cha đẻ” của thuyết hành vi, khẳng định rằng hành vi là kết quả của các yếu tố môi trường và có thể đoán định được. Ngoài ra, Watson còn nhấn mạnh việc huấn luyện con người dựa trên các quy tắc hành vi.

b/Ivan Pavlov (1849-1936), nhà sinh lý học và tâm lý học người Nga

  Ivan Pavlov, một nhà sinh lý học người Nga nổi tiếng với “điều kiện hoá cổ điển” thông qua thí nghiệm với chó. Qua đó, ông thấy yếu tố môi trường có tác động lớn đến việc hình thành nên hành vi.

  c/Burrhus Frederic Skinner(1904-1990), nhà tâm lý học người Mỹ    Ông đã nâng cấp khái niệm của John B.Watson thành Điều kiện hoá hành vi(Operant conditioning) thông qua thí nghiệm với chuột .Theo ông, những hành vi được hình thành từ kết quả mong muốn và ông đã đưa ra những ví dụ về học tập và quản lý. Cuốn sách “The Behavior of Organism” của ông là một nguồn tài liệu và là nguồn truyền cảm hứng trong việc phát triển nền giáo dục.

Thuyết hành vi hay tâm lý học hành vi (behavioral theory) là một thuyết có tầm vai trò quan trọng trong đời sống của con người và cả động vật, có tác động mạnh mẽ đến với giáo dục. Được phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 20, thuyết hành vi chuyên nghiên cứu, phân tích dựa trên việc con người học hỏi, phát triển qua sự tương tác với thế giới quan. Khi vận dụng đúng cách, chắc chắn nó sẽ trở thành một chìa vàng để mở khoá cánh cửa dẫn đến thành công.

MỤC LỤC

1.Lịch sử và khái niệm của thuyết hành vi

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học hành vi

3.Tổng quan về thuyết hành vi

4. Ưu và nhược điểm của thuyết hành vi

5. Ứng dụng của thuyết hành vi trong đời sống hằng ngày

6. Kết luận và kiến nghị

7. Phụ lục

8. Nguồn tài liệu tham khảo

1. LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM CỦA THUYẾT HÀNH VI

 1.1 Nguồn gốc của thuyết hành vi

   a/John Locke (1632-1704), nhà triết học người Anh

  Vào những năm 1900, John Locke tuyên bố tất cả những hành vi, tính cách đều được hình thành thông qua các trải nghiệm và quan điểm “tabula rasa” (tấm bảng trắng) trong chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism).

 b/Williams James (1842-1910), nhà triết học và tâm lí học người Mỹ

  Với chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), Ông cho rằng bất cứ ý tưởng hay hành động đều không từ bản năng mà là từ kết quả thực tế mà nó mang lại. Nó nhấn mạnh việc quan sát và phân tích hành vi có thể đo lường được.

  1.2 Những nhà tiên phong

  a) John Broadus Watson (1878-1958), nhà tâm lí học người Mỹ

Được coi là “cha đẻ” của thuyết hành vi, khẳng định rằng hành vi là kết quả của các yếu tố môi trường và có thể đoán định được. Ngoài ra, Watson còn nhấn mạnh việc huấn luyện con người dựa trên các quy tắc hành vi.

b) Ivan Pavlov (1849-1936), nhà sinh lý học và tâm lý học người Nga

Ivan Pavlov, một nhà sinh lý học người Nga nổi tiếng với “điều kiện hoá cổ điển” thông qua thí nghiệm với chó. Qua đó, ông thấy yếu tố môi trường có tác động lớn đến việc hình thành nên hành vi.

 c) Burrhus Frederic Skinner(1904-1990), nhà tâm lý học người Mỹ   

Ông đã nâng cấp khái niệm của John B.Watson thành Điều kiện hoá hành vi(Operant conditioning) thông qua thí nghiệm với chuột .Theo ông, những hành vi được hình thành từ kết quả mong muốn và ông đã đưa ra những ví dụ về học tập và quản lý. Cuốn sách “The Behavior of Organism” của ông là một nguồn tài liệu và là nguồn truyền cảm hứng trong việc phát triển nền giáo dục.

Và còn nhiều cái tên đã đóng góp to lớn trong lĩnh vực này với những nghiên cứu và thí nghiệm hay ho như Wilhelm Wundt hay Edward Thorndike,…

2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THUYẾT HÀNH VI

   2.1 Đối với môi trường

  Môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi,như chế độ thưởng phạt. Ví dụ nếu một hành động được khen ngợi và trao thưởng, nó sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại. Ngược lại nếu bị chỉ trích, hành động đó sẽ bị tiết chế lại. Như trên nhà trường, giáo viên sẽ tuyên dương những em học sinh có hành động đẹp, và các em đó sẽ có xu hướng tiếp diễn các hành động ấy.

  2.2 Đối với thói quen và việc học hỏi

   Thói quen được hình thành thông qua quá trình lặp đi lặp lại của một hay nhiều hành động. Thuyết hành vi giải thích việc con người có thể hình thành những phản xạ tự nhiên. Ví dụ việc học sinh mong muốn nhận phần thưởng cho mỗi lần được số điểm tốt.

 2.3 Sự củng cố hành vi

   Đây là một quá trình dài hạn gồm các bước theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh để duy trì hành vi theo hướng tích cực hoặc thay đổi những hành vi tiêu cực. Như trong giáo dục, giáo viên quan sát tình hình học tập của học sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. TỔNG QUAN VỀ THUYẾT HÀNH VI

  Thuyết hành vi hay tâm lý học hành vi đã được rất nhiều nhà tâm lý, các nhà sinh học áp dụng rộng rãi từ thế kỷ 20, các nguyên nhân hình thành nên hành vi bao gồm có môi trường, thói quen, các phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, vào thời hiện đại, một số nhà phê bình như Noam Chomsky hay Jean Piaget cho rằng nó không giải thích được tính phức tạp của việc hình thành hành vi.

4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THUYẾT HÀNH VI

 4.1 Ưu điểm

-Thuyết hành vi được  áp dụng vào thực tiễn, có thể giúp mọi người trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.

-Ta có thể tinh hoạt thay đổi tuỳ vào tình hình và tuỳ vào mong muốn.

-Có thể đo lường và đánh giá và đoán được kết quả được thông qua việc quan sát và phân tích hành vi.

 4.2 Nhược điểm

 – Thuyết này không lý giải được tính phức tạp của hành vi.

 – Bỏ qua nội tâm và tâm lý, chỉ tập trung vào yếu tố môi trường.

 – Gây khó khăn khi quan sát để phân tích những hành vi thay đổi thường xuyên.  -Thuyết này còn bị phê bình bởi không chú trọng đến suy nghĩ và cảm xúc cá nhân.

5. ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT HÀNH VI TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

 5.1 Trong việc cải thiện tính cách

   Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta áp dụng thuyết hành vi vào rất nhiều tình huống, như áp dụng thuyết hành vi như một phương tiện để cải thiện suy nghĩ của bản thân.

   Ví dụ là bản thân tôi, bằng cách sống và chơi với những người bạn có suy nghĩ tích cực về cuộc sống, về thế giới quan đã giúp tôi từ một người luôn khép mình với những ý nghĩ không hề lành mạnh, trở thành một người tự tin và có góc nhìn lạc quan dù là đối với việc khó khăn nhất.

 5.2 Trong việc học

   Áp dụng thuyết hành vi để xây dựng thói quen học tập bằng cách lặp đi lặp lại.

   Như học Tiếng Anh, đây không phải là con đường ngày một ngày hai là thông thạo hay nói chuyện một cách tự nhiên, mà để đạt được đến trình độ và có các kỹ năng nhạy bén, việc luyện nghe mỗi ngày là điều cần thiết. Sau đó quen dần với ngữ điệu và luyện nói, cũng là một chuỗi ngày đòi hỏi sự chăm chỉ.

 5.3 Trong lãnh đạo và quản lý

  Nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể khiến công ty của họ trở nên thịnh vượng bằng cách áp dụng chế độ thưởng phạt ,

  Cần trao thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất tháng, nhất năm, cho những người tích cực làm việc và chấp hành các quy định của công ty, thậm chí làm cho công ty đó tuyệt vời hơn. Song song đó, cần đưa ra những biện pháp mạnh đối với người cố tình làm ảnh hưởng đến công ty, không tuân thủ quy tắc, trễ hạn.

 5.4 Trong việc bán hàng

  Dựa vào nét mặt và phản ứng của khách hàng để điều chỉnh cách tiếp cận nhằm tăng hiệu quả bán ra của sản phẩm   Như việc giới thiệu sâm cho người mua, sau đó quan sát và hỏi về nhu cầu, giá cả đối với khách hàng, nếu thấy sự khó chịu từ đối phương, cần thiết xem xét lại cách mình chào hàng hoặc đối tượng mình đang mời gọi như là họ có thật sự cần không, giá cả có mắc quá không.

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thuyết hành vi đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong cuộc sống hằng ngày giúp con người trở nên tốt hơn. Tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện lí thuyết này. Câu hỏi được đặt ra dành cho mọi người “Liệu có thể kết hợp thuyết hành vi với các thuyết khác hay không? Điều này có giúp hoàn thiện thuyết này hơn hay không?”.

7. PHỤ LỤC

 Phụ lục A: Những thí nghiệm tiêu biểu

Thuyết hành vi cơ bản: John Broadus Watson khẳng định hành vi của con người là sản phẩm từ các yếu tố môi trường và có thể điều chỉnh.

Điều kiện hoá cổ điển: Thí nghiệm của Ivan Pavlov với chó nghiên cứu phản xạ có điều kiện và cho thấy môi trường có thể điều kiện hoá hành vi của động vật.

Điều kiện hoá hành vi: Thí nghiệm của Burrhus Frederic Skinner cho rằng mong muốn có thể ảnh hưởng đến kết quả của hành vi.

Phụ lục B: Biểu đồ so sánh điều kiện hoá của Pavlov, Watson, Skinner

8. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

VinUni. (2024). Tìm hiểu Tâm lý học hành vi: Cơ sở lý thuyết đến ứng dụng thực tế. VinUni. Truy cập từ https://vinuni.edu.vn/vi/tim-hieu-tam-ly-hoc-hanh-vi-co-so-ly-thuyet-den-ung-dung-thuc-te/

Bizbooks.vn. (2024). Tâm lý học hành vi là gì? Ưu và nhược điểm của tâm lý học hành vi. Truy cập từ https://bizbooks.vn/tam-ly-hoc-hanh-vi

VinUni. (2024). Tâm lý học hành vi là gì? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng. VinUni. Truy cập từ https://vinuni.edu.vn/vi/tam-ly-hoc-hanh-vi-la-gi-uu-nhuoc-diem-va-cach-ung-dung/

Linh, H. L. K. (2024). Tâm lý học hành vi và học thuyết hành vi. Luật Minh Khuê. Truy cập từ https://luatminhkhue.vn/tam-ly-hoc-hanh-vi-va-hoc-thuyet-tam-ly-hoc-hanh-vi.aspxStudocu.com. (2024). Ứng dụng lý thuyết hành vi vào đời sống. Truy cập từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-sai-gon/lich-su-tam-ly-hoc/ung-dung-ly-thuyet-hanh-vi-vao-doi-song/21104449

Posted in